Công an quận Bình Thạnh TP.HCM – cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam 2 tháng với Võ Nguyễn Quỳnh Trang (Sinh năm 1995, ngụ tỉnh Gia lai, trú quận Bình Thạnh) về hành vi hành hạ trẻ em.
Xem thêm:
>> Mức xử phạt và hình thức xử lý bạo hành trẻ em theo luật
>> Hành vi bạo lực trẻ em dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
>> Các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em theo pháp luật
Mẹ kế bạo hành bé gái 8 tuổi dẫn đến tử vong có thể bị khởi tố hình sự về tội gì?
Mẹ kế bạo hành bé gái 8 tuổi dẫn đến tử vong có thể bị khởi tố hình sự về tội gì?
Ngày 25/12, Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết đang tạm giữ nghi phạm Võ Nguyễn Quỳnh Trang (SN 1995, ngụ tỉnh Gia Lai, trú quận Bình Thạnh) để điều tra về hành vi hành hạ, đánh đập cháu N.T.V.A (SN 2013) dẫn tới tử vong.
Ngày 28/12, Trung tá Lê Xuân Hoà – đại diện công an quận Bình Thạnh TP.HCM – cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam 2 tháng với Võ Nguyễn Quỳnh Trang về hành vi hành hạ trẻ em.
Trước đó, Khoảng 19h45p ngày 22/12, cảnh sát nhận tin báo từ một bệnh viện ở quận Bình Thạnh về việc có cấp cứu một bé gái trong tình trạng hôn mê, ngưng tim, ngưng thở và đã tử vong trước khi được đưa vào bệnh viện.
Cảnh sát có mặt tại bệnh viện và căn nhà nơi bé A sinh sống để điều tra. Qua khám nghiệm, cảnh sát ghi nhận trên cơ thể bé gái có nhiều vết bầm tím, ngoài ra còn có vết thương được khâu vá, mờ cũ trên vùng mặt, nghi vấn bé gái bị bạo hành dẫn đến tử vong. Cảnh sát xác định Võ Nguyễn Quỳnh Trang là người liên quan trực tiếp đến vụ án nên bắt khẩn cấp để điều tra.
Hành vi bạo hành trẻ em
Tại khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 giải thích về bạo lực trẻ em là: hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Hành hạ ngược đãi trẻ em là hành vi đối với một đứa trẻ nằm ngoài tiêu chuẩn hành xử và có nguy cơ gây tổn hại về thể chất; hoặc tinh thần. Hành vi bạo lực trẻ em không chỉ là việc làm đáng lên án mà còn là hành vi vi phạm pháp luật; vi phạm quyền bảo vệ trẻ em; ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe của trẻ.
Tội người mẹ kế có thể bị khổi tố
Đối với sự việc nghi vấn cháu bé 8 tuổi bị mẹ kế (bị can) bạo hành dấn đến tử vong. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi của bị can người đánh đập cháu bé, hung khí mà đối tượng sử dụng để đánh đập, diễn biến của từng lần đánh đập để xác định hành vi có thể đến mức làm nạn nhân tử vong hay không. Nhận thức của bị can khi đánh nạn nhân như thế nào? để xác định yếu tố lỗi đối với hành vi vi phạm pháp luật để khởi tố bị can đúng tội.
Người mẹ kế bạo hành bé gái 8 tuổi dẫn đến tử vong có thể bị khởi tố hình sự về một trong những loại tội danh sau:
⇒ Điều 140 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội hành hạ người khác như sau:
» Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
» Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên49;
- Đối với 02 người trở lên.
⇒ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Với mức phạt tù thấp nhất của một trong hai tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; nếu hậu làm chết người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm.
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác41
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
⇒ Tội Giết người theo Điều 123 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, tại Khoản b quy định “Giết người dưới 16 tuổi” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư