Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Nếu trường hợp một nhóm người cùng lập thành một hội nhóm và có những hành vi phạm tội cùng với nhau như vậy có được xem là phạm tội có chức hay không? Khi đó những người phạm tội có phải chịu thêm trách nhiệm hình sự gì nặng hơn bình thường không?
Xin chân thành cảm ơn!
Phạm tội có tổ chức là gì?
Xem thêm:
>> Người phạm tội dưới 18 tuổi có chịu TNHS không?
>> Hành vi sao chép tác phẩm xâm phạm QTG, QLQ có bị xử lý hình sự hay không?
>> Khi nào trộm và giết thịt chó mèo bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trả lời:
Phan Law Vietnam gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ vào mức độ liên kết giữa những người phạm tội hay đồng phạm mà sẽ được phân chia theo nhóm phạm tội thông thường hay phạm tội có tổ chức.
Thế nào là phạm tội có tổ chức?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Đặc trưng cơ bản của hình thức phạm tội này chính là sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể là:
– Tham gia một tổ chức phạm tội
– Đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước
– Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo và có sự chuẩn bị.
Ngoài việc quy định về hình thức đồng phạm này thì pháp luật cũng quy định rõ tình tiết phạm tội có tổ chức bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nên cần phải xử lý nghiêm khắc. Đặc biệt trong nhiều tội, phạm tội có tổ chức còn là tình tiết định khung.
Lưu ý khi xác định tình tiết phạm tội có tổ chức
Lưu ý khi xác định tình tiết phạm tội có tổ chức
Theo quy định tại Nghị quyết số 02-/HĐTP/NQ thì phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Do đó cần phải phân biệt phạm tội có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác, vì phạm tội có tổ chức là một trong những tình tiết tăng nặng; và đối với nhiều tội phạm, phạm tội có tổ chức còn là một tình tiết định khung hình phạt cao hơn. Việc xác định phạm tội có tổ chức nhiều khi còn có hậu quả pháp lý khác nhau.
Vì vậy để phân biệt phạm tội có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác cần phải chú ý đến các vấn đề sau đây:
– Trong phạm tội có tổ chức và những trường hợp đồng phạm khác đều phải có từ 2 người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự nhất trí của những người cùng thực hiện tội phạm. Nếu cùng thực hiện tội phạm mà không có sự nhất trí thì không phải là đồng phạm (thí dụ: nhiều người cùng vào hôi của ở một nhà bị cháy, nhưng không có bàn bạc trước hoặc xúi giục nhau phạm tội).
– Các trường hợp đồng phạm những người phạm tội thường có bàn bạc trước và sự phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải bắt cứ trường hợp nào có bàn bạc trước và có phân công thực hiện tội phạm đều là phạm tội có tổ chức, vì phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Vì vậy, nếu việc thực hiện tội phạm giản đơn, không đòi hỏi phải có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo thì không phải là phạm tội có tổ chức. Ví dụ: Hai thanh niên muốn có tiều tiêu, nên rủ nhau đi ăn cắp xe đạp, khi gặp người để xe sơ hở đã phân công một người canh gác và một người lấy xe…
– Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong thực tế, sự câu kết này có thể thể hiện dưới các dạng sau đây:
+ Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội.
+ Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước.
+ Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.
– Đối với những trường hợp pháp luật quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt theo cao hơn thì hành vi của người phạm tội phải được xét xử theo khung đó và không viện dẫn thêm, tức là phải căn cứ vào vai trò trách nhiệm và nhân thân của mỗi người phạm tội. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định của khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự thì đối với người phạm tội có tổ chức, Tòa án vẫn có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, nhưng phải nêu rõ lý do trong bản án.
– Nếu xác định là phạm tội có tổ chức, nhưng không phải là trường hợp Bộ luật hình sự quy định là tình tiết nặng định khung hình phạt cao hơn thì Tòa án áp dụng điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật hình sự và quyết định mức hình phạt nghiêm khắc hơn những trường hợp bình thường, nhưng không được vượt quá mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng.
– Ngoài các trường hợp phạm tội có tổ chức như đã nêu trên đây, Bộ luật hình sự còn quy định những trường hợp tổ chức thực hiện tội phạm thành những tội danh riêng biệt. Trong những trường hợp này người phạm tội là người đứng ra tổ chức người khác thực hiện tội phạm, đồng thời cũng có thể là người cùng thực hiện tội phạm đó. Ví dụ: người đứng ra rủ rê, tổ chức người khác trốn đi nước ngoài để lấy tiền, vàng…và bản thân người đó cùng với họ trốn đi nước ngoài. Bộ luật hình sự đã quy định những trường hợp này thành những tội riêng biệt với hình phạt riêng, nên không vận dụng thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề phạm tội có tổ chức theo quy định của pháp luật hình sự. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ về Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư