Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Con tôi chuẩn bị cho đi mẫu giáo, nhưng hiện nay tôi tháy có nhiều vụ liên quan tối bạo hành trẻ em của các bảo mẫu hay giáo viên trông trẻ ở trường học, nên tôi rất lo. Vậy cho tôi hỏi các quy định hiện hành của pháp luật về hành vi bạo hành trẻ em trong trường học cụ thể được quy định tại văn bản pháp luật nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Pháp luật quy định như thế nào về hành vi bạo hành trẻ
>> Hành vi bạo lực trẻ em dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
>> Ông bố đánh bé 2 tuổi giành đồ chơi với con và bài học pháp lý cay đắng!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Mức xử phạt và hình thức xử lý bạo hành trẻ em theo luật.
Bạo lực trẻ em là gì?
Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em (Khoản 6, Điều 4, Luật Trẻ em năm 2016).
Bạo lực học đường hiện nay xảy ra rất nghiêm trọng. Trên cả nước có rất nhiều trường hợp và dẫn đến hậu quả đáng tiếc ở tất cả các cấp học. Tuy chỉ là một số cơ sở nhưng đã làm ảnh hưởng tới toàn ngành giáo dục. Đối với lứa tuổi mầm non đã xảy ra tại một số cơ sở trông trẻ tư nhân, trường tư thục không được nhà nước cấp phép hành nghề.
Quy định pháp luật về bạo hành trẻ em
Điều 12 Luật trẻ em năm 2016 quy định về quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển. Tùy theo mục đích, động cơ, hậu quả của hành vi gây ra, người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đối với sức khỏe của trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 03 năm tù (điểm e, khoản 1 Điều 134 BLHS).
– Tội giết người dưới 16 tuổi với mức phạt tù cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (điểm b, khoản 1, Điều 123 BLHS).
Khoản 5, Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định hành vi “Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác” là hành vi bị nghiêm cấm.
Điều 11 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực như sau: Trẻ em bị bạo lực dẫn đến rối loạn tâm thần, hành vi, hạn chế khả năng giao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày theo kết luận của cơ quan giám định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người có chuyên môn được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em.
Người thực hiện những hành vi được liệt kê trên có thể bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em).
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư