Ngày 21 tháng 10, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm đã bác kháng cáo, y án tù chung thân Võ Văn Nhớ (sinh năm 1994) về tội giết người.
Xem thêm:
>> Vụ án giết người ở Osaka, người quay clip có vi phạm pháp luật hay không?
>> Hung thủ vụ án giết người tàn bạo ở Quận 7 có thể đối mặt với mức án nào?
>> Mâu thuẫn tình cảm, giám đốc bệnh viện thuê giang hồ nhưng giết nhầm người!
Đâm chết người rồi tự xát chỉ vì món nợ 300 nghìn.
Đâm chết người rồi tự xát chỉ vì món nợ 300 nghìn
Ngày 21 tháng 10, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm đã bác kháng cáo, y án tù chung thân Võ Văn Nhớ (sinh năm 1994) về tội giết người. HĐXX nhận định không có tình tiết gì mới để xem xét cho bị cáo nên giữ nguyên án sơ thẩm của TAND TP.HCM. Tại phiên sơ thẩm, dù đại diện VKS đề nghị phạt 20 năm tù nhưng HĐXX xét thấy hành vi côn đồ cần áp dụng mức án nghiêm.
Theo hồ sơ, Nhớ cùng Nguyễn Văn Tèo thuê phòng trọ tại tỉnh lộ 15, ấp Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM. Tối 22 tháng 4 năm 2020, Nhớ cùng với Tèo và một số người hàng xóm tổ chức ăn nhậu. Rượu vào lời ra, Nhớ nhắc lại chuyện anh của Tèo nợ mình 300.000 đồng chưa trả và dọa sẽ đâm. Bênh anh, Tèo thách thức dẫn đến cãi vã. Trong lúc tức giận, Nhớ về phòng cầm dao quay lại tấn công nhiều nhát vào người Tèo khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu. Sau khi gây án, Nhớ hoảng sợ cố thủ trong phòng trọ rồi tự đâm dao vào bụng tự sát nhưng công an đã kịp thời đưa đi cấp cứu nên không nguy hiểm đến tính mạng. Nhớ thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội và cho rằng gây án do say rượu, không kiểm soát được hành vi.
Mức xử phạt với tội giết người
Hành vi của người phạm tội giết người có thể có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí: Không sử dụng vũ khí hoặc hung khí là trường hợp người phạm tội chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống sông…; có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác.
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng, quyền cơ bản của con người. Theo quy định ở Điều 123, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 gồm các khung xử phạt đối với tội phạm giết người như sau:
– Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Giết 02 người trở lên;
- Giết người dưới 16 tuổi;
- Giết phụ nữ mà biết là có thai;
- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
- Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
- Thuê giết người hoặc giết người thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Có tổ chức;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Vì động cơ đê hèn.
– Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư