Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Gia đình tôi có phát hiện con mình sau khi qua nhà hàng xóm chơi về những vết bầm tím trên cơ thể. Hỏi rõ cháu thì cháu nói do người hàng xóm đánh bé khi đang chơi ở sân. Vậy thưa luật sư nếu thật sự là bị người hàng xóm đáng chúng tôi có được kiện người hàng xóm đó vì tội bạo hành không ạ?
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Hành vi bạo lực trẻ em dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
>> Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
>> Hành vi bạo lực gia đình khi nào thì bị xử lý hình sự theo luật?
Pháp luật quy định như thế nào về hành vi bạo hành trẻ.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Bạo hành trẻ em theo quy định pháp luật
Tại Điều 11 Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em như sau có quy định về Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực như sau:
Trẻ em bị bạo lực dẫn đến rối loạn tâm thần, hành vi, hạn chế khả năng giao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày theo kết luận của cơ quan giám định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người có chuyên môn được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em.
Pháp luật quy định như thế nào về hành vi bạo hành trẻ.
Pháp luật quy định như thế nào về hành vi bạo hành trẻ
Theo những thông tin mà bạn cung cấp, thì hiện nay gia đình bạn đang nghi ngờ con bạn bị người hàng xóm đánh đánh dẫn đến có vết bầm tím trên người. Và bạn đang thắc mắc đó có phải hành vi “Bạo hành” hay không. Hiện nay theo khoản 5 Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định như sau:
5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Quy định này được hướng dẫn tại Điều 12 về trẻ em bị bóc lột Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em như sau:
- Trẻ em bị bắt buộc tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động.
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm.
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm.
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật.
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác.
Đối với trường hợp của bạn, bạn cần phải xem xét thật kỹ những vết thương có nghiêm trọng như bạn nghĩ không? Cháu có tổn thương về thể chất thì việc đầu tiên bạn cần làm là đến giám định ở cơ sở y tế để chăm sóc vết thương cho bé kịp thời. Nếu thật sự đó là hành vi bạo hành trẻ em thì căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi mà người hàng xóm đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:
Đối với hành hành vi bạo hành trẻ em không gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên hành vi bạo hành nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các tội sau: (Điều 134) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; (Điều 128) Tội vô ý làm chết người; (Điều 123) Tội giết người; (Điều 140) Tội hạnh hạ người khác. Ví dụ: Điều 140 Bộ luật hình sự quy đinh:
Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.
Bên cạnh đó người có hành vi bạo hành còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư