Kính gửi Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý doanh nghiệp như sau:
Tôi thường xuyên theo dõi các bản tin pháp lý liên quan đến pháp luật doanh nghiệp. Trong đó tôi chú ý đến khái niệm công ty mẹ, công ty con, vậy mô hình này là gì? Ưu nhược điểm như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
(Chị Ngọc Thảo- TPHCM)
Xem thêm:
>> Hướng dẫn chuyển nhượng thương hiệu đúng luật
>> Một số vấn đề về mua bản quyền ngoại hạng Anh
>> Chuyển giao quyền tác giả là gì?
Trả lời:
Chào Chị, cảm ơn anh đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với vấn đề mà anh thắc mắc, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của luật doanh nghiệp như sau:
Công ty mẹ là gì?
Theo khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty mẹ, công ty con được quy định như sau:
“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”
Như vậy, một doanh được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc vào một trong ba trường hợp được quy định như trên.
Việc hình thành công ty mẹ sẽ tạo nên mô hình công ty mẹ – công ty con. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau (theo khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020).
Công ty con có tư cách pháp nhân độc lập
Công ty mẹ và công ty con đều là các pháp nhân độc lập, có mã số thuế riêng và hoạt động kinh doanh riêng theo kế hoạch và chiến lược của các bên.
Công ty con có tư cách pháp nhân độc lập
Khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hợp đồng, giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con như sau:
“2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty Con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.”
Nếu công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
Trường hợp này, người quản lý công ty mẹ phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó (theo khoản 3, 4 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020)
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình công ty mẹ – công ty con
Dựa vào quy định pháp luật, có thể thấy mô hình công ty mẹ – công ty con có các ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm
– Quy mô của doanh nghiệp lớn, có nhiều công ty con nên có thể kinh doanh đa ngành, đa nghề.
– Phân tán rủi ro cho các các công ty con: Các hợp đồng, giao dịch cùng với nghĩa vụ, trách nhiệm sẽ được chia cho các công ty con để ký kết với các đối tác.
– Giúp công ty mẹ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường:. Công ty mẹ sở hữu càng nhiều công ty con thì càng sở hữu nhiều thị phần và có nguồn vốn dồi dào.
Nhược điểm
– Các công ty con bị hạn chế các quyền lợi so với các công ty khác như không được đầu tư, mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ và các công ty con khác
– Tuy có địa vị pháp lý độc lập, nhưng công ty con dễ bị công ty mẹ chi phối hoạt động. Đặc biệt là những mô hình mà số vốn công ty mẹ sở hữu trên 50% hoặc 65% số cổ phần hoặc vốn điều lệ.
– Chế độ pháp lý và cách thức vận hành khá phức tạp. Công ty mẹ cần phải cử nhân sự quản lý hoạt động ở công ty con để đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng đúng đắn.
Trên đây là nội dung tư vấn đến mô hình công ty mẹ – công ty con mà Phan Law Vietnam gửi đến anh cũng như các độc giả. Để được tư vấn cụ thể hơn về chủ đề này cũng như các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư