Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi có đọc và tìm hiểu về Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tôi được biết có những tác phẩm được thuộc về công chúng. Vậy tôi thắc mắc có phải mọi tác phẩm khi hết thời hạn bảo hộ đều thuộc về công chúng hay không? Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi hành vi trích dẫn nhằm mục đích bình luận từ cuộc biểu diễn đều là trích dẫn hợp lý?
Mối quan hệ giữa tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc?
Mọi hành vi sao chép 1 bản để giảng dạy đều không phải xin phép?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Tác phẩm thuộc về công chúng là tác phẩm mà mọi cá nhân, tổ chức được tự do sử dụng, họ không cần phải xin phép hoặc trả một khoản thù lao hay nhuận bút cho tác giả. Một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ngay khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Trong thời gian bảo hộ, tác giả có các quyền nhân thân và tài sản đối với tác phẩm của mình.
Tuy nhiên thời gian bảo hộ quyền tác giả cũng có giới hạn, khi hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm sẽ thuộc về công chúng (xem thêm tại khoản 1 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ). Tùy vào loại hình tác phẩm, tính chất đã công bố hoặc chưa công bố mà thời hạn bảo hộ khác nhau. Thời hạn bảo hộ ở đây được hiểu là thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và những quyền tài sản. Bởi đối với những quyền nhân thân (trừ quyền công bố) thì thời hạn bảo hộ là vô thời hạn (xem thêm tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ). Theo đó, khi sử dụng những tác phẩm thuộc về công chúng thì vẫn phải trích dẫn rõ và chính xác về tên tác phẩm, tên tác giả cũng như phải trích dẫn lại đúng nguyên văn, toàn vẹn ý của tác giả mà không được cắt xén, xuyên tạc gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả của tác phẩm đó.
Như vậy, có thể xem mọi tác phẩm khi hết thời hạn bảo hộ đều thuộc về công chúng. Pháp luật quy định như vậy để đảm bảo lợi ích công cộng, quyền được tiếp cận với những tri thức và tác phẩm hay, nâng cao kiến thức cho công chúng. Tuy nhiên, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không có thời hạn bảo hộ. Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không có thời hạn bảo hộ bởi lẽ tác phẩm được lưu truyền bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác và có nhiều dị bản, không thể bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm. Chủ sở hữu tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không xác định rõ, họ có thể là cộng đồng tập thể một địa phương, một làng nghề, một nhóm nghệ nhân lưu giữ tư liệu về tác phẩm hoặc là công chúng. Khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cũng giống như sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng, mặc dù không phải xin phép ai nhưng phải có trích dẫn nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi, để được tư vấn về quyền tác giả hay có thắc mắc thêm cần giải đáp, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn