Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi đã thành lập một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh sản xuất may mặc, giờ tôi muốn thành lập thêm một doanh nghiệp khác nữa có được không? Và trong trường hợp một người muốn thành lập nhiều doanh nghiệp khác nhau thì có được không?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Thủ tục thành lập công ty cổ phần theo quy định của pháp luật hiện hành
>> Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo pháp luật
>> Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật 2022
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Một cá nhân có thể thành lập nhiều doanh nghiệp hay không?
Một cá nhân có thể thành lập nhiều doanh nghiệp hay không?
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 này Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng bị khống chế bởi những quy định sau đây:
Doanh nghiệp tư nhân
Tại Khoản 3 Điều 188 về thành lập doanh nghiệp tư nhân trong Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân cũng không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Theo như quy định trên thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Nên bạn đã thành lập một doanh nghiệp tư nhân rồi sẽ không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân khác, kể cả trên các tỉnh thành khác nhau.
Công ty hợp danh
Tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định đối với công ty hợp danh là: Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra, thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Theo quy định này, bạn muốn trở thành thành viên công ty hợp danh là không thể bởi vì bạn đã thành lập một công ty tư nhân rồi vì theo luật thì thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân.
Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần
Đối với công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần: Một cá nhân có thể được thành lập nhiều Công ty TNHH hoặc nhiều Công ty cổ phần.
⇒ Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, một cá nhân có thể được thành lập nhiều Công ty TNHH hoặc nhiều Công ty cổ phần. Như vậy, một cá nhân được phép thành lập bao nhiêu doanh nghiệp còn tùy thuộc vào đối tượng thành lập doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp mà cá nhân đó lựa chọn.
Thủ tục thành lập nhiều doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập nhiều doanh nghiệp
Thủ tục thành lập nhiều doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người nộp hồ sơ hoặc Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ, đóng phí tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ
Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ kiểm hồ sơ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải có văn bản thông báo và hướng dẫn gửi cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Người nộp hồ sơ mang theo Giấy biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và hẹn trả kết quả Phòng đăng ký kinh doanh nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận qua bưu điện nếu đăng ký nhận kết quả qua bưu điện.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến bạn. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư