Theo quy định của bộ luật lao động thì tiền lương phải được trả cho người lao động đúng hạn và đầy đủ. Tuy nhiên trên thực tế không phải người sử dụng lao động nào cũng thực hiện đúng điều này. Vậy công ty có được phép trả lương chậm hay không? Nếu trả chậm thì mức phạt khi doanh nghiệp trả lương chậm là bao nhiêu? Nội dung này rất nhiều người lao động quan tâm, thắc mắc. Phan Law sẽ giải đáp cho quý khách hàng thông qua bài viết sau đây.
Mức phạt hành chính khi doanh nghiệp điều chuyển lao động trái luật
Hậu quả khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
10 điểm mới về hợp đồng lao động từ 01/01/2021 NLĐ cần biết (Phần 2)
Nguyên tắc trả lương
Về nguyên tắc thì tiền lương phải được trả đúng hạn và đầy đủ để bảo vệ quyền lợi của người lao động; xuất phát từ nhiều lý do mà nhiều đơn vị sử dụng lao động đã không thực hiện đúng quy định này.
Nguyên tắc trả lương đúng hạn có một số ngoại lệ, có nghĩa trong một số trường hợp luật vẫn cho phép người sử dụng lao động được trả lương không đúng thời hạn: Theo quy định của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động:
“Điều 24. Nguyên tắc trả lương
- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng”
Mức phạt khi doanh nghiệp trả lương chậm
Doanh nghiệp chậm trả lương sẽ bị xử phạt và phải trả thêm tiền lãi
– Đối với trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có nghĩa vụ:
+ Không được trả lương chậm quá 01 tháng;
+ Trả thêm cho người lao động một khoản tiền do trả lương chậm, cụ thể như sau:
- Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
- Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
– Đối với trường hợp doanh nghiệp cố ý chậm trả lương hoặc thuộc trường hợp đặc biệt nêu trên nhưng trả lương chậm quá 01 tháng:
Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền dao động từ 10 triệu đồng – 100 triệu đồng, tùy số lượng người lao động bị trả chậm lương. Cụ thể:
Số lượng người lao động bị trả chậm lương | Mức xử phạt |
Từ 01 người đến 10 người lao động | Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Từ 11 người đến 50 người lao động | Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
Từ 51 người đến 100 người lao động | Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
Từ 101 người đến 300 người lao động | Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng |
Từ 301 người lao động trở lên | Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
Ngoài ra, doanh nghiệp buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Mức phạt khi doanh nghiệp trả lương chậm được pháp luật quy định nhằm bảo vệ người lao động, răn đe hành vi vi phạm đối với người sử dụng lao động. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp quý khách hàng sẽ có thêm thông tin để bảo vệ quyền lợi của chính mình, tránh vi phạm để có thể tạo được lòng tin, làm tốt trách nhiệm với người lao động. Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn