Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông có thể bao gồm việc không tuân thủ luật lệ giao thông, lái xe trong tình trạng say xỉn, mất tập trung hoặc không có giấy phép lái xe hợp lệ… Hậu quả của tai nạn giao thông không chỉ là thiệt hại về vật chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người khác lấn bản thân chính người gây ra, làm đau khổ cho gia đình nạn nhân và cũng chính cho gia đình mình.
Phạt tiền cũng là một biện pháp với mục đích răn đe và ngăn chặn hành vi vi phạm, đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân trong việc tuân thủ luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Nếu gây tai nạn khi giao thông phạt bao nhiêu tiền? Có bị phạt tù không?
Tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy có thể trả lời cho câu hỏi nếu gây tai nạn khi giao thông phạt bao nhiêu tiền? Thì ngoài mức phạt hành chính, người gây tai nạn giao thông còn đứng trước nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, nếu người điều khiển phương tiện giao thông chỉ gây tai nạn giao thông nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể chịu mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc có thể bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tùy vào mức độ vi phạm của hành vi gây ra. Nếu gây ra cái chết cho 03 người trở lên hoặc tổn thương sức khỏe với tỷ lệ thương tật 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên thì người vi phạm có thể bị phạt tù từ 07 đến 15 năm.
Biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông
Để giảm thiểu và phòng tránh tai nạn giao thông, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Cải thiện chất lượng đường sá, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
- Tăng cường các chương trình giáo dục để nâng cao nhận thức về luật lệ giao thông và hậu quả của việc vi phạm tại trường học cũng như tại mỗi địa phương.
- Áp dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như camera giám sát, hệ thống cảnh báo sớm, để giảm thiểu rủi ro.
- Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về tốc độ, đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ tai nạn cao.
- Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và người điều tiết giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn vàng đèn đỏ.
- Kiểm tra định kỳ các phương tiện tham gia giao thông để đảm bảo chúng tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.
- Ngoài ra, việc phổ biến kiến thức về cách xử lý tình huống khẩn cấp và cung cấp các khóa học lái xe an toàn cũng rất quan trọng. Mọi người cần phải có trách nhiệm với hành vi của mình khi tham gia giao thông và luôn tuân thủ luật lệ để bảo vệ bản thân và người khác…
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư