Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Hiện tôi đang nghi ngờ đồng nghiệp có hành vi xâm phạm tác phẩm của tôi. Tuy nhiên tôi muốn tìm hiểu kỹ như thế nào là đang xâm phạm quyền tác giả, để có hướng giải quyết phù hợp. Mong bạn giải đáp giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Luật Sở hữu trí tuệ có quy định quyền của người biểu diễn không?
Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả?
Loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi thắc mắc về cho Phan Law Vietnam. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được hỗ trợ tư vấn như sau:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả diễn ra dưới nhiều cách thức khác nhau nhưng thông thường đó là hành vi sao chép, phát hành, kinh doanh bản quyền của người khác mà chưa có sự đồng ý hoặc cho phép của người sở hữu tác phẩm là tác giả đã sáng tạo ra nó. Cụ thể, tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) liệt kê các hành vi xâm phạm quyền tác giả rất cụ thể:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Tất nhiên, vẫn có một số hành vi ngoại lệ được quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019), bạn có thể dành chút thời gian tham khảo kỹ hơn tại những bài viết mà Phan Law chia sẻ công khai trên website https://phan.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các phương thức dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn