Với những yêu cầu pháp lý ngày càng chặt chẽ và mang tính phức tạp hơn nên những chủ thể hoạt động ngoài lĩnh vực này luôn gặp phải những khó khăn trong việc thực hiện. Nhưng thời gian gần đây thì những cản trở đó đã có thể được xóa bỏ khi mà những công ty hay văn phòng luật sư nổi lên với chức năng cung cấp các dịch vụ pháp lý để hỗ trợ giải quyết những vấn đề này. Hầu hết những chủ thể có am hiểu về pháp lý sẽ lựa chọn mở văn phòng luật sư để đáp ứng nhu cầu cho những cá nhân hoặc tổ chức ít tìm hiểu về pháp lý.
Văn phòng luật sư là gì?
Văn phòng luật sư là một trong những hình thức của tổ chức hành nghề luật sư mà các chủ thể có thể lựa chọn để tham gia hoạt động. Theo định nghĩa tại Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
Để thành lập tổ chức hành nghề luật sư nói chung hay mở văn phòng luật sư nói riêng thì trước hết cần đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật này. Những điều kiện đó bao gồm:
– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này
– Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Thủ tục đăng ký văn phòng luật sư
Với một cá nhân muốn mở văn phòng luật sư thì khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết, cá nhân đó cần tiến hành đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư của mình. Trên cơ sở Điều 35 Luật luật sư thì văn phòng luật sư đó phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư là thành viên.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư mới bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
– Dự thảo Điều lệ công ty;
– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư;
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Văn phòng luật sư được phép hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư vừa hình thành phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Những cá nhân đang có mong muốn mở văn phòng luật sư nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì có thể liên hệ ngay với Phan Law Vietnam. Với quá trình thành lập và hoạt động thì nơi đây sẽ hỗ trợ được bạn về mọi vấn đề liên quan đến mong muốn của mình.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn