Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn thì thông thường nhãn hiệu sẽ được rất nhiều người tiêu dùng biết đến, tính cạnh tranh cao. Nhưng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thì như thế nào? Có cách nào giúp họ có thể cạnh tranh đối với những doanh nghiệp “ông lớn” trên thị trường mà không bị đào thải. Hiện này pháp luật về sở hữu trí tuệ có quy định về cách đăng ký nhãn hiệu tập thể nhằm giúp đỡ những doanh nghiệp nhỏ, lẻ liên kết với nhau tạo điều kiện cùng phát triển và tồn tại trong thị trường kinh doanh khắc nghiệt.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu: Đăng ký nhãn hiệu là gì? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
Đăng ký nhãn hiệu tập thể là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT).
Hiểu một cách khái quát nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của một nhóm các doanh nghiệp (hợp tác xã, tổng công ty, tập đoàn …) trong đó, các thành viên cùng tuân theo quy chế do tập thể đó quy định (xuất xứ địa lý, nguyên vật liệu, chất lượng, phương pháp sản xuất…) để có quyền sử dụng nhãn hiệu.
Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể được xem như là một hình thức hợp pháp hóa và ban hành một quy chế để các doanh nghiệp thành viên có thể áp dụng nhãn hiệu tập thể này trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ hình thức đăng ký này các doanh nghiệp có thể liên kết hiệu quả trong việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của một nhóm các doanh nghiệp.
Lý do nên đăng ký nhãn hiệu tập thể
Việc được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các nhóm doanh nghiệp đồng sử dụng loại nhãn hiệu này.
Thứ nhất, nhãn hiệu tập thể giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của các thành viên tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ so với các tổ chức không phải là thành viên. Đồng thời, nhãn hiệu tập thể như một chỉ dẫn nguồn gốc thương mại chung nhất cho hàng hóa, dịch vụ, theo đó, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu tập thể có những đặc tính chung đặc trưng nhất định mà không phải hàng hóa, sản phẩm nào cũng sở hữu.
Thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là tổ chức tập thể được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp, gồm nhiều tổ chức, cá nhân gia nhập, hoạt động độc lập với nhau nhưng tuân theo điều lệ và các quy tắc hoạt động chung của tổ chức tập thể. Việc cùng gia nhập như thế này cũng tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nhỏ chưa đủ khả năng xây dựng một thương hiệu đủ mạnh có thể “sống sót” trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Mong rằng với những dữ liệu mà Phan Law cung cấp đến bạn về lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tập thể giúp bạn đưa ra quyết định có nên đăng ký hoặc gia nhập làm một phần nhỏ của nhãn hiệu tập thể. Quy trình đăng ký sẽ liên quan mật thiết đến việc xây dựng một quy chế và điều lệ chung. Do đó, yêu cầu chủ đơn phải có kiến thức chuyên môn nhất định. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ về quy trình đăng ký vui lòng liên hệ Phan Law để được các chuyên viên giải đáp chi tiết nhé.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn