Hiện nay, có rất nhiều người đang thắc mắc việc kinh doanh hộ gia đình có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ cho bạn những trường hợp cụ thể phải thực hiện thủ tục này. Theo quy định của pháp luật, kinh doanh là hoạt động “thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Tuy nhiên không phải hoạt động sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ nào sinh lợi đều phải đăng ký kinh doanh nhất là hoạt động kinh doanh của hộ gia đình.
>> Tham khảo bài viết: Tìm hiểu về cách thức đăng ký kinh doanh nhanh
Những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP, những trường hợp dưới đây không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo), mua, bán không có địa điểm cố định;
- Buôn bán vặt, mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến, mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố địnhNhững trường hợp phải đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh
Những trường hợp phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, đối với những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ngoài những trường hợp nêu trên đều phải đăng ký kinh doanh nếu sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động. Trong trường hợp sử dụng thường xuyên trên 10 lao động phải đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp. Căn cứ Nghị định 185/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký kinh doanh cho hộ cá thể
Hộ cá thể khi đăng ký kinh doanh cần phải chuẩn bị các giấy tờ như sau: (1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; (2) Bản sao Giấy CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình; (3) Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. Trong một số trường hợp phải có giấy chứng nhận hành nghề mới được đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, tùy ngành nghề cụ thể mà cơ quan chức năng sẽ đòi hỏi vốn pháp định nên hộ gia đình phải chuẩn bị kỹ càng trước khi nộp hồ sơ để tránh kéo dài thời gian đăng ký. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hộ sơ hợp lệ, hộ gia đình sẽ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh. Vì những kiến thức pháp lý còn hạn chế nên nhiều người không đăng ký kinh doanh dù đây là một trong những thủ tục quan trọng. Vì thế, chúng ta cần phải thực hiện thủ tục này để tránh những rắc rối liên quan đến pháp luật trong quá trình kinh doanh hoặc bạn có thể tìm đến chuyên gia pháp lý đáng tin cậy để có thể được tư vấn rõ ràng để thực hiện thủ tục này chính xác nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn