Thực chất, công ty đại chúng chính là công ty cổ phần. Tuy nhiên, để xác định trở thành công ty đại chúng, ngoài đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp, công ty của bạn còn phải đầy đủ những điều kiện đặc biệt được quy định ở Luật Chứng khoán. Tìm hiểu ngay các đặc điểm của hai loại hình công ty này để lựa chọn được loại hình phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh của mình.
Xem thêm:
>> Các trường hợp hủy tư cách công ty đại chúng theo pháp luật
>> Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình như thế nào?
>> Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng theo pháp luật hiện hành
Phân biệt hai khái niệm công ty cổ phần và công ty đại chúng.
Công ty cổ phần có những đặc điểm như thế nào?
Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 (Luật DN) quy định về công ty cổ phần như sau:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Công ty đại chúng có những đặc điểm pháp lý nào?
Theo định nghĩa tại điều 32 Luật Chứng khoán 2019, Công ty đại chúng là công ty cổ phần và thuộc một trong các các trường hợp sau:
– Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
– Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Chứng khoán 2019. Không giống với công ty cổ phần, loại hình công ty đại chúng được quản lý từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quản lý, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán.
Phân biệt hai khái niệm công ty cổ phần và công ty đại chúng.
Để có thể đăng ký trở thành công ty đại chúng, công ty bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ liên quan đến hoạt động của công ty như: Giấy đăng ký công ty đại chúng, Bản công bố thông tin về công ty đại chúng bao gồm Thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý và cơ cấu cổ đông, tài sản, tình hình tài chính và các thông tin khác; báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty cổ phần được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập (Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán) và kèm theo hồ sơ phải có Danh sách cổ đông.
Ngoài ra, công ty đại chúng cần tuân thủ các quy định đặc biệt khác như:
– Công bố đầy đủ các thông tin Định kỳ và Bất thường theo quy định: Báo cáo tài chính kiểm toán năm/soát xét 6 tháng đầu năm; Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên; Báo cáo thường niên; Báo cáo tình hình quản trị công ty; Thông tin khác theo quy định của pháp luật; thay đổi, bổ nhiệm mới người nội bộ (định nghĩa mới ở Luật Chứng khoán 2019 quy định tại khoản 45 Điều 4); Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định của pháp luật; Quyết định mua bán tài sản hoặc thực hiện các giao dịch có giá trị lớn hơn 15% Tổng tài sản Công ty căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được soát xét,…
– Mọi cổ đông đều có thể tiếp cận được thông tin của Công ty. Ngoài ra, phải gửi thông tin nói trên đến Ủy ban Chứng khoán để báo cáo, giám sát và công bố.
– Phải tuân thủ các Nguyên tắc Quản trị công ty đại chúng như: Bảo đảm cơ cấu quản trị hợp lý và hiệu quả; bảo đảm hoạt động của Hội đồng Quản trị cũng như Ban Kiểm soát, nâng cao trách nhiệm đồng Quản trị cũng như Ban Kiểm soát như: Bảo đảm quyền lợi của mọi cổ đông, đối xử công bằng giữa các cổ đông; Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán và các tổ chức trung gian trong việc hỗ trợ hoạt động quản trị công ty; Tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty; Công bố thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh bạch hoạt động của công ty; bảo đảm cổ đông được tiếp cận thông tin công bằng. Thực ra đây là tiêu chí lõi khi tham gia thị trường Chứng khoán, chỉ khi có đầy đủ thông tin để phân tích, đánh giá, tổng hợp tiềm năng và triển vọng thì cộng đồng nhà đầu tư mới có thể bỏ vốn đầu tư, qua đó giúp cho thị trường Chứng khoán huy động được vốn thành công được…
– Ngoài ra, Công ty đại chúng có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng.
Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán; Công ty đại chúng đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Chứng khoán 2019 phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản để bạn phân biệt được hai loại hình công ty này; trường hợp cầm được hướng dẫn hỗ trợ cụ thể hơn, hãy liên hệ với Phan Law thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư