Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi có “nghề tay trái” là vẽ tranh minh họa. Hiện tại tranh của tôi cũng được sử dụng khá nhiều trong các đầu sách mới xuất bản. Có một số người quen khuyên tôi nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, khai thác các tác phẩm này về lâu dài. Tuy nhiên khi tìm hiểu về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho tranh vẽ thì chỉ xuất hiện thông tin bảo hộ quyền tác giả. Liệu quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ đều là một hay có đặc điểm gì khác nhau hay không?
Xin chân thành cảm ơn!
Tìm hiểu về quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
Xem thêm:
>> Bản thảo truyện ngắn có được bảo hộ quyền tác giả?
>> Chủ sở hữu tác phẩm tranh có quyền đưa tác phẩm đó ra triển lãm?
>> Kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ hay không?
Trả lời:
Phan Law Vietnam gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận và bảo hộ.
Quyền sở hữu trí tuệ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”
Khoản 3 Điều Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ cũng hướng dẫn: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Căn cứ xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm tranh
Để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tác phẩm tranh minh họa, bạn có thể lựa chọn bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Vì tranh minh họa phù hợp với đối tượng tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, là một trong những đối tượng thuộc bảo hộ của quyền tác giả.
Đối với quyền tác giả, thời điểm xác lập quyền là thời điểm bạn tạo ra tác phẩm dưới một thể thức nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả chính xác nhất
Như đã chia sẻ ở trên, với cơ chế tự động bảo hộ, quyền tác giả được xác lập không cần dựa trên thủ tục đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên đây cũng là một trong những kẻ hở để đối tượng có ý đồ xấu khai thác và có hành vi xâm phạm đến các quyền của bạn với tác phẩm của mình. Khi không may xảy ra tranh chấp quyền tác giả, việc làm sao để chứng minh ai là chủ sở hữu, tác giả thật sự của tác phẩm gặp phải nhiều khó khăn.
Để có thể loại bỏ vấn đề này, bạn nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm tranh minh họa của mình với Cục Bản quyền để pháp luật ghi nhận và có biện pháp bảo hộ quyền của bạn.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả chỉ cần đáp ứng được các tài liệu theo hướng dẫn tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
…….
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về cách phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư