Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi đang là một nhà văn nghiệp dư, tôi có sáng tác được một số truyện ngắn. Hiện tôi đang thực hiện một bản thảo truyện ngắn mới, tôi có đăng một phần bản thảo lên trang Facebook cho mọi người góp ý. Tuy nhiên, tôi không biết bản thảo truyện ngắn của mình có được bảo hộ quyền tác giả hay không để tránh trường hợp người khác sao chép bản thảo của tôi. Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn.
Các bài hát trên zingmp3, nhaccuatui, spotify,…có được bảo hộ bản quyền?
Cá nhân có thể từ chối thừa kế tác phẩm?
Chủ sở hữu tác phẩm tranh có quyền đưa tác phẩm đó ra triển lãm?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Quyền tác giả là một trong những quyền quan trọng trong cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ).
Tác phẩm khi đã được sáng tạo và được định hình dưới dạng vật chất nhất định như viết trên giấy, lưu trong máy tính, ổ đĩa, DVD,… sẽ được bảo hộ quyền tác giả mà không cần đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải đảm bảo tính nguyên gốc, do chính tác giả sáng tạo ra, không sao chép từ bất kỳ tác phẩm nào khác. Nội dung tác phẩm không được trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Theo đó, bản thảo truyện ngắn được bảo hộ quyền tác giả ngay khi tác phẩm được sáng tạo và được định hình trên giấy hoặc được đăng trên Facebook. Bạn là tác giả của bản thảo truyện ngắn trên nên sẽ có các quyền nhân thân và quyền tài sản quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
- Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
- Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm của bạn phải xin phép và trả tiền nhuận bút theo thỏa thuận. Hành vi sử dụng tác phẩm mà không xin phép là hành vi xâm phạm quyền tác giả (trừ trường hợp ngoại lệ).
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ tư vấn về quyền tác giả, quyền liên quan hay có thắc mắc thêm cần giải đáp, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn