Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Ba tôi là nhà thơ, khi còn sống ông sáng tác được rất nhiều bài thơ, có những bài chưa được công bố ra công chúng. Nay ba tôi có viết di chúc để lại cho tôi thừa kế những tác phẩm trên. Nhưng do không có nhu cầu, tôi không muốn nhận thừa kế trên của ba mình. Tôi muốn nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi là tôi có thể từ chối thừa kế tác phẩm thơ của ba mình được không?
Xin chân thành cảm ơn.
Có phải ghi tên tác giả trên sách dịch?
Chuyển tác phẩm sang dạng chữ nổi cho người khiếm thị thì không phải xin phép?
Có thể từ chối nhận thừa kế QTG sau thời điểm phân chia di sản hay không?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Quyền tác giả quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, trong đó có một số quyền có thể để lại thừa kế theo quy định của pháp luật Dân sự. Khi cá nhân sở hữu quyền tác giả chết và có để lại thừa kế thì quyền tác giả đương nhiên sẽ trở thành di sản thừa kế (xem thêm tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015). Theo đó, người được nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ trở thành chủ sở hữu của các di sản thừa kế này. Cũng tức là cá nhân được quyền thừa kế quyền tác giả từ một cá nhân khác đã chết. Như vậy, bạn được nhận di sản thừa kế các tác phẩm theo di chúc của ba mình, khi đó bạn sẽ là chủ sở hữu của các bài thơ trên.
Trên cơ sở đó tại Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cá nhân được thừa kế quyền tác giả nhưng chỉ một số quyền nhất định. Đối với quyền nhân thân, cá nhân chỉ được nhận thừa kế quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Những quyền nhân thân khác không thể để lại thừa kế bởi những quyền này gắn liền với cá nhân mỗi người, thường là tên gọi, uy tín, danh dự, nhân phẩm,.. chỉ cá nhân đó mới thực hiện được. Còn đối với quyền tài sản thì được thừa kế toàn bộ theo quy định của pháp luật giống như là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả ban đầu của tác phẩm. (Xem thêm tại khoản 3 Điều 19, Điều 20 và Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ).
Việc từ chối nhận thừa kế được thực hiện theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản (Điều 620 Bộ luật Dân sự). Như vậy, bạn có quyền từ chối nhận di sản là tác phẩm thơ từ ba mình và phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản mà tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ thì tác phẩm sẽ thuộc về Nhà nước (điểm b khoản 1 Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ).
Trên đây là toàn bộ nội dung Phan Law tư vấn cho bạn, nếu có thắc mắc gì thêm về thừa kế quyền tác giả Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn