Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi khá thắc mắc về vấn đề sách dịch. Tôi dịch sách thì tác phẩm dịch của tôi được xem là tác phẩm mới hoàn toàn, vì vậy tôi nghĩ không cần thiết phải ghi tên tác giả quyển sách gốc mà tôi sử dụng để làm ra sách dịch của mình đúng không ạ?
Xin chân thành cảm ơn.
Cover, viết lại lời bài hát: Có vi phạm bản quyền tác giả?
Dẫn chiếu xuất xứ tác phẩm là dẫn chiếu các nội dung nào?
Doanh nghiệp có là tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Sách dịch là một trong các thể loại xếp vào loại tác phẩm phái sinh. Cụ thể, theo định nghĩa tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT), tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Theo đó, để tác phẩm sách dịch của bạn được công nhận và bảo hộ quyền tác giả, trước hết phải đảm bảo được điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 đó là không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Đối với tác phẩm phái sinh, có những quyền đi liền với tác giả, cho dù tác phẩm có hết thời hạn bảo hộ thì những quyền này bạn vẫn phải tôn trọng, đó là những quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật SHTT cụ thể bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm.
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Ngoài ra, ngay tại khoản điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Xuất bản 2012 cũng yêu cầu phải có các thông tin sau đối với tác phẩm xuất bản dưới dạng sách: “Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản”
Như vậy, tổng hợp các quy định trên, khi bạn làm tác phẩm sách dịch, bắt buộc phải thể hiện tên tác giả của tác phẩm gốc mà bạn sử dụng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thêm về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Phan Law thông qua các phương thức dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn