Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Hiện tôi có nhận thừa kế từ một người bạn về quyền sở hữu các tác phẩm nhạc của anh ấy. Tuy nhiên, sau khi phân chia di sản có một số vấn đề xảy ra và tôi không muốn nhận thừa kế này nữa. Vậy hiện tôi có thể từ chối theo quy định của pháp luật hay không?
Xin chân thành cảm ơn.
Cover, viết lại lời bài hát: Có vi phạm bản quyền tác giả?
Dẫn chiếu xuất xứ tác phẩm là dẫn chiếu các nội dung nào?
Doanh nghiệp có là tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Ngay tại Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ 2015 đã nêu rõ về quyền tác giả đối với chủ sở hữu là người thừa kế như sau: “Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.”
Như vậy, quyền tác giả hoàn toàn là một tài sản sản có thể trở thành di sản để thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể là Phần thứ tư của Bộ Luật Dân sự 2015. Theo đó, tại quy định ở khoản 1 Điều 620 có nêu: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Và cuối cùng, việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Tổng hợp những điều trên, bạn chỉ có thể từ chối nhận thừa kế Quyền tác giả trong khoản thời gian từ thời điểm mở thừa kế đến trước thời điểm phân chia di sản. Sau khi bắt đầu phân chia di sản xong, bạn sẽ phải tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ đối với quyền tác giả mà mình được thừa kế.
Chi tiết hơn về vấn đề thừa kế quyền tác giả, bạn có thể tham khảo thêm trên trang https://phan.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi thông qua các phương thức:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn