Hiện nay, cộng đồng LGBT đang rất phổ biến trong giới trẻ. Vậy vấn đề hôn nhân đồng giới có được pháp luật công nhận hay không? Khi có tranh chấp về tài sản xảy ra khi chia tay pháp luật có giải quyết hay không?
Hôn nhân đồng giới là gì?
Đồng giới là xu hướng tình dục, xu hướng tình yêu, bị chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý của cơ thể con người mà họ không thể lựa chọn khác được. Những người đồng giới cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh thần, chỉ khác về xu hướng tình dục.
Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học, có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Hôn nhân đồng giới được tìm thấy ở những người cùng giới tính sự yêu thương, đồng cảm, chia sẻ và mong muốn cùng nhau về chung một nhà.
Pháp luật về hôn nhân đồng giới
Hiện nay, nước ta đã có cái nhìn cởi mở hơn về những người đồng tính cũng như hôn nhân giữa họ. Điều này đã được thể hiện trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện hành. Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định hôn nhân đồng giới thuộc vào các trường hợp bị cấm kết hôn. Tại khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định:
“2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
– Đây là một điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Quy định này đã mở ra cơ hội được “kết hôn” cho Cộng đồng LGBT tại Việt Nam nhưng điều này chỉ có ý nghĩa về mặt thực tế nhưng không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Vì nếu không được Nhà nước thừa nhận thì cuộc hôn nhân đó sẽ không được pháp luật bảo vệ trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Về quan hệ nhân thân,hôn nhân đồng giới sẽ không có ràng buộc nào về mặt pháp lý. Quan hệ giữa họ không được gọi là quan hệ vợ chồng cho nên sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Họ sẽ không được cấp “giấy đăng ký kết hôn”.
- Về quan hệ tài sản, giữa họ cũng sẽ không có “chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân”. Vì thế, quan hệ tài sản giữa họ “trong thời kỳ hôn nhân” không được pháp luật bảo vệ. Như vậy, nếu có phát sinh tranh chấp, tài sản giữa họ sẽ được giải quyết theo Bộ luật dân sự.
Xử lý kết hôn trái pháp luật
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
Việc xử lý và hậu quả pháp lý của việc xử lý kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 11: Xử lý việc kết hôn trái pháp luật
- Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
- Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
- Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Điều 12: Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
- Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư