Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Sau khi đọc và tìm hiểu về quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tôi được biết tác phẩm phái sinh là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên tôi còn thắc mắc một số điều về tác phẩm phái sinh vì thấy luật chưa quy định rõ. Tôi muốn hỏi bộ phim “Tấm cám- Chuyện chưa kể” có được xem là tác phẩm phái sinh hay không? Rất mong Quý công ty sớm trả lời thắc mắc của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm nếu tác phẩm hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả?
Mọi trường hợp sao chép bản nghiên cứu khoa học không xin phép đều vi phạm bản quyền?
Các tác phẩm được sử dụng không phải xin phép đều không phải trả tiền?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Tác phẩm phái sinh được hiểu là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tuy không phải là một sản phẩm hoàn toàn mới vì tác phẩm phái sinh được tạo ra dựa trên cơ sở nội dung đã có của tác phẩm gốc, tuy nhiên bằng cách sáng tạo, thay đổi hình thức diễn đạt, loại hình biểu diễn hoặc ngôn ngữ trình bày nội dung tác phẩm để sáng tạo ra tác phẩm phái sinh. Do đó, pháp luật vẫn ghi nhận công sức sáng tạo của tác giả tạo ra tác phẩm phái sinh bằng cách quy định chủ thể thực hiện tác phẩm phái sinh vẫn được bảo hộ quyền tác giả trong trường hợp tác phẩm đó không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.
Pháp luật không đưa ra một định nghĩa khái quát về tác phẩm phái sinh cũng như không đi vào giải thích bản chất của từng loại hình tác phẩm phái sinh. Luật Sở hữu trí tuệ chỉ quy định theo hướng liệt kê, theo đó chỉ có các loại hình tác phẩm thuộc bảy loại hình tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn mới được xem là tác phẩm phái sinh.
Trong đó, tác phẩm cải biên có thể hiểu là tác phẩm có nội dung sửa đổi một phần, chuyển thể loại, thay đổi hình thức thể hiện trên cơ sở bản gốc của tác phẩm văn học nghệ thuật hoặc có thể dựa trên nội dung cơ bản của tác phẩm đó để tạo nên tác phẩm mới. Phim “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” được chuyển thể từ tác phẩm văn học dân gian (truyện cổ tích Tấm Cám) thành phim điện ảnh. Phim đã lấy cốt truyện, các hình tượng nhân vật từ trong truyện nhưng có sửa đổi, bổ sung các tình tiết để bộ phim thêm hấp dẫn. Như vậy, có thể thấy bộ phim “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” là tác phẩm cải biên từ tác phẩm văn học dân gian Truyện Tấm Cám, do đó bộ phim này được xem là tác phẩm phái sinh. Khi thực hiện bộ phim, nhà sản xuất phim không cần phải xin phép bất ký tổ chức, cá nhân nào nhưng phải đảm bảo trích dẫn nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và vẫn phải gìn giữ, phát huy những giá trị đích thực của tác phẩm để lại.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi, để được tư vấn về quyền tác giả hay có thắc mắc thêm cần giải đáp, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn