Con cái luôn là nỗi trăn trở lớn nhất của cha, mẹ và đặc biệt là các cặp vợ chồng đang ở giai đoạn mâu thuẫn và đi đến quyết định ly hôn. Khi đó quyền nuôi con khi ly hôn sẽ trở thành nỗi lo hàng đầu và nhất thiết phải được giải quyết mội cách đúng đắn. Trong hầu hết các trường hợp thì các cặp vợ chồng đều không thể trực tiếp giải quyết ván đề này. Do vậy mà sẽ căn cứ trên các quy định của pháp luật để đưa ra quyết định cuối cùng nhằm bảo đảm quyền lợi cho các bên.
Xem thêm:
>> Tư vấn cách giành quyền nuôi con khi ly hôn
>> Quy định về việc quyền nuôi con khi ly hôn
>> Tìm hiểu về quyền đơn phương ly hôn
Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn
Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con khi ly hôn
Theo nguyên tắc, khi ly hôn vợ chồng có thể thỏa thuận về quyền nuôi con với nhau. Nếu trường hợp không thể thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đã xác định được người nuôi con trực tiếp thì cũng đồng thời xác định quyền và nghĩa vụ các bên sau đó.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Đối với bên có quyền nuôi con khi ly hôn thì theo quy định tại Điều 82 Lluật hôn nhan và gia đình 2014 sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Mặc dù không trực tiếp nuôi con sau ly hôn nhưng bên còn lại vẫn có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định tại Điều 83 Luật này. Cụ thể:
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Có thể thay đổi người có quyền nuôi con hay không?
Có thể thay đổi người có quyền nuôi con hay không?
Sau khi có quyết định từ phía Tòa án thì các bên sẽ căn cứ vào đó để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với con. Tuy nhiên sau đó vẫn có thể thay đổi nếu bên còn lại có ý muốn giành quyền nuôi con trực tiếp về phía mình. Khi dó thì theo quy định tại Điều 84 thì trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới nhất. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư