Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015, Quyền nhân thân được hiểu là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho cá nhân khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định cho phép chuyển giao. Nên việc thay đổi họ tên cũng là một trong những quyền nhân thân được pháp luật bảo hộ. Việc thay đổi họ cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Xem thêm:
>> Quyền nhân thân nào được phép chuyển nhượng?
>> Tư vấn quyền nhân thân và quyền tài sản của Luật sư Nguyễn Đức Hoàng
>> Quyền nhân thân của tác giả được quy định như thế nào?
Quy định về quyền thay đổi họ tên theo pháp luật mới 2021.
Quyền nhân thân được hiểu như thế nào?
Pháp luật về Quyền nhân thân là một trong những chế định quan trong của Bộ luật dân sự Việt Nam. Trải qua nhiều sửa đổi, quy định về Quyền nhân thân ngày càng hoàn thiện và cụ thể hơn. Từ Bộ luật Dân sự 1995 đến Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về Quyền nhân dân dần được sửa đổi để giải quyết những bất cập từ thực tiễn đời sống và phù hợp với các quy định và yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 về vấn đề quyền con người và quyền công dân trong thời kỳ mới.
Đứng dưới góc độ chủ thể, quyền nhân thân về dân sự được hiểu là quyền con người mà cá nhân đó được hưởng và được toàn quyền tự định đoạt, có mối quan hệ với mỗi cá nhân kể từ thời điểm cá nhân đó được sinh ra và gắn liền với cá nhân trong suốt cuộc đời.
Theo góc độ khách thể, quyền nhân thân về dân sự của cá nhân được hiểu là chế định pháp luật bao gồm các quy định của pháp luật về các quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân để bảo đảm địa vị pháp lý cho mọi cá nhân, là cơ sở pháp lý để cá nhân thực hiện các quyền con người về dân sự trong sự bảo hộ của nhà nước và pháp luật.
Trong Bộ luật dân sự năm 2005:
Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Kế thừa Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015, Quyền nhân thân được hiểu là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho cá nhân khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định cho phép chuyển giao. Quyền dân sự là những điều, khả năng mà các chủ thể (cá nhân, tổ chức) được công nhận cho hưởng, cho làm và được pháp luật bảo vệ.
Đặc điểm Quyền nhân thân
Do tính chất gắn liền với mỗi cá nhân và hầu như không thể chuyển giao cho cá nhân khác khiến cho Quyền nhân thân mang những đặc điểm khá riêng biệt sau:
– Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể và không thể chuyển giao. Thông thường, chủ thể thực hiện các quyền theo quy định pháp luật gồm có cá nhân và tổ chức. Khác với các quyền khác, điểm đặc biệt của quyền nhân thân thể hiện ở chỗ chủ thể của quyền này chỉ bao gồm cá nhân, hầu như các quyền nhân thân không thể chuyển giao, có nghĩa là quyền nhân thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó hoặc trong một số trường hợp do chủ thể khác được pháp luật khác có liên quan quy định thực hiện.
Trường hợp quyền nhân thân có thể chuyển giao
Trường hợp quyền nhân thân có thể chuyển giao: Quyền hiến mô – Điều 21 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 có quy định về trường hợp người chết không có thẻ đăng ký hiến xác thì giải quyết như sau:
Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.
Đây là một trong số ít những trường hợp ngoại lệ về việc chuyển giao quyền nhân thân. Về cơ bản, đa số các quyền nhân thân khác không thể chuyển giao.
– Quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản. Khác với quyền tài sản, đối tượng của quyền nhân thân có thể nói là một giá trị tinh thần. Tinh thần và tài sản không phải là hai đại lượng tương đương và có thể trao đổi ngang giá. Đơn giản để hiểu thì quyền tài sản có thể định giá nhưng những giá trị tinh thần của quyền nhân thân thì không thể cân đo, đong đếm được.
Quy định về quyền thay đổi họ tên theo pháp luật mới 2021.
Quyền thay đổi họ theo pháp luật
Quyền thay đổi họ và Quyền thay đổi tên là hai trong 14 quyền nhân thân được Bộ luật dân sự cộng nhân và bảo vệ.
Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp cá nhân có quyền thay đổi họ như sau:
– Thay đổi họ cho con đẻ sang họ của cha hoặc mẹ đẻ;
– Thay đổi họ của con nuôi sang họ của cha/mẹ nuôi từ họ của cha/mẹ đẻ;
– Thay đổi họ của con nuôi về lại họ của cha/mẹ đẻ khi thôi làm con nuôi;
– Thay đổi họ của con khi xác định cha, mẹ con;
– Thay đổi họ cho người lưu lạc tìm ra huyết thồng;
– Thay đổi họ theo họ của vợ/chồng trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
– Thay đổi họ của con khi thay đổi họ của cha mẹ;
Khi thực việc việc thay đổi họ, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cần lưu ý việc thay đổi họ cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Quyền thay đổi tên treo pháp luật
Quyền thay đổi tên – Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước công nhân việc thay đổi tên trong các trường hợp sau:
– Giống với các trường hợp thay đổi họ cho con đẻ, con nuôi: Cha mẹ nuôi yêu cầu thay đổi tên của con nuôi khi nhân nuôi
– Cha mẹ đẻ lấy lại tên của con đẻ khi nhận lại con đẻ;
– Thay đổi tên con khi xác định được cha mẹ con;
– Người lưu lạc tìm lại được gốc gác, huyết thồng;
– Thay đổi tên vợ/chồng trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hoặc lấy lại tên trước khi đổi;
– Thay đổi tên cho phù hợp với giới tính sau khi xác định lại giới tính, hoặc đã chuyển đổi giới tính;
– Thay đổi khi tên cũ gây nhầm lẫn, ảnh hưởng danh dự, tình cảm gia đình,…
Tương tự với khi thực hiện quyền thay đổi họ, việc thay đổi tên cũng tuân theo quy định tại nghị định 123/2015/NĐ-CP cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Thủ tục thay đổi họ, tên theo pháp luật
Thủ tục thay đổi họ, tên được thực hiện theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 và các văn bản hưởng dẫn liên quan. Cụ thể:
Thẩm quyền đăng ký thay đổi
Thẩm quyền đăng ký thay đổi là Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi hiện tại cá nhân đang cư trú đối với trường hợp cá nhân dưới 14 tuổi. Trên 14 tuổi thực hiện thay đổi tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ thay đổi
Hồ sơ thay đổi là Tờ khai thay đổi, cải chính hộ tịch (theo mẫu tại Uỷ ban nhân dân); Bản chính giấy khai sinh và các giấy tờ có liên quan làm căn cứ cho việc thay đổi
Thời gian nhận kết quả
Thời gian nhận kết quả là 03 ngày làm việc, trường hợp cần xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc;
Mức lệ phí
Mức thu lệ phí căn cứ vào bảng phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư