Ly thân là khi hai vợ chồng không sống cùng nhau, có thể là do mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân. Vậy quyền nuôi con khi ly thân được quy định như thế nào trong Luật hôn nhân và gia đình? Ly thân có phải là ly hôn hay không? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Xem thêm:
>> Thủ tục ly hôn mất bao lâu?
>> Những điều cần biết về ly hôn đơn phương
>> Thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành
Quyền nuôi con khi ly thân
Ly thân được hiểu như thế nào?
Ly thân được hiểu là hiện tượng mô tả mối quan hệ hôn nhân giữa các cặp vợ chồng, theo đó hai vợ chồng sẽ không còn chung sống, không còn ăn ở với nhau nữa trong khi mối quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt. Nhiều trường hợp, hai vợ chồng thường tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân chứ không ra Tòa để yêu cầu ly hôn và trên pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng.
Ly thân sẽ tạo nhiều cơ hội cho người vợ hay người chồng sống riêng biệt mà không phải cần tiến hành thủ tục ly dị. Mục đích của ly thân thường là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng, đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong hôn nhân, khắc phục lỗi lầm, tha thứ cho nhau… để sau đó cả vợ chồng có thể lại đoàn tụ, tiếp tục chung sống.
Ly thân trong pháp luật Việt Nam có quy định không?
Ly thân trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện không có quy định về vấn đề này. Trong quá trình xây dựng Luật hôn nhân và gia đình 2014, từng có những đề xuất bổ sung “chế định ly thân” trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 với lý do bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em một cách tốt hơn. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị bác bỏ với những lý do như:
Tòa án can thiệp vào hôn nhân
Nếu quy định về “chế định ly thân” thì người vợ người chồng sẽ phải đưa nhau ra Tòa án để tiến hành thủ tục đăng ký ly thân. Khi Tòa án can thiệp vào mối quan hệ giữa vợ chồng khi họ chưa hề có ý định tiến tới ly hôn là điều vô cùng tối kỵ đối với văn hóa của Việt Nam. Và điều này có thể gây ra những rạn nứt không đáng có cho tình nghĩa vợ chồng và có thể làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý của con cái, họ hàng 2 bên nội – ngoại.
Cơ hội để vợ chồng tái hợp
Nhiều cặp vợ chồng chọn ly thân như giải pháp tạm thời để giải quyết mâu thuẫn khi cảm thấy hôn nhân chưa bế tắc đến mức phải ly hôn. Trong khoảng thời gian ly thân cả hai vợ chồng có thể tĩnh tâm, suy nghĩ kỹ lưỡng lại những vấn đề đang phát sinh, những rạn nứt để có thể hàn gắn lại mối quan hệ và yêu thương nhau hơn. Việc vợ chồng phải đưa nhau ra Tòa án để đăng ký ly thân rất có thể sẽ khoét sâu hơn mâu thuẫn vợ chồng và khiến họ nhanh chóng tiến tới ly hôn
Quy định của pháp luật về quyền nuôi con
Pháp luật quy định quyền nuôi con khi ly thân không?
Hiện tại không có quy định nào về việc quyền nuôi con khi ly thân thuộc về ai cả. Bởi vì tại thời điểm này mối quan hệ hôn nhân của cả hai vợ chồng vẫn tồn tại, hai người vẫn chưa tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền mà mới chỉ không còn chung sống, ăn ở với nhau nữa.
Vì vậy, trong khoảng thời gian ly thân không đặt ra vấn đề người mẹ hay người bố sẽ có quyền nuôi con. Nhưng nếu trong thời gian ly thân, cả hai vẫn muốn giải quyết vấn ai sẽ có quyền nuôi con thì cả hai có thể thỏa thuận với nhau. Nếu không thể thỏa thuận thì các bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn để Tòa án đưa ra quyết định ai sẽ nuôi con, ai sẽ cấp dưỡng cho con.
Trên đây là những tư vấn về quyền nuôi con khi ly thân. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư