Hôn nhân và gia đình luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách mỗi con người, là nơi hội tụ các giá trị đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống và hiện đại. Bất kỳ một cá nhân nào với tư cách là chủ thể cơ bản của xã hội đều mang dấu ấn từ gia đình. Bài viết sẽ cùng các bạn tìm hiểu luật về hôn nhân hiện hành. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
>>>> Tìm hiểu thêm về ly hôn đơn phương: Cách tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương <<<<
Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của công dân ra sao?
Luật về hôn nhân hiện hành công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của mỗi công dân, cụ thể như sau (tham khảo khoản 1 Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình 2014):
- Khi đủ điều kiện kết hôn thì mỗi cá nhân đều có quyền tự do kết hôn ở Việt Nam. Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định. Các hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc cản trở trong kết hôn bị nghiêm cấm và bị xử lý pháp luật (dân sự, hành chính, hình sự) theo hành vi và mức độ vi phạm
- Không phân biệt đối xử trong kết hôn. Cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn thì có quyền kết hôn không phụ thuộc vào địa vị, thành phần xã hội, giới tính, dân tộc, tôn giáo và quốc tịch.
- Để loại trừ định kiến xã hội theo quan niệm “trai năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân 1 vợ – 1 chồng, các hành vi “đa thê” hoặc “đa phu” bị nghiêm cấm. Ngoại trừ, các trường hợp do hậu quả của chế độ cũ để lại (chế độ hôn nhân 1 vợ – 1 chồng dưới chế độ XHCN được thiết lập ở Việt Nam từ sau ngày 13/1/1960 ở miền Bắc XHCN và được áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 25/3/1977).
Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền ly hôn của vợ chồng ra sao?
Luật về hôn nhân hiện hành công nhận và bảo vệ quyền ly hôn của vợ chồng như sau:
- Vợ chồng có quyền yêu ly hôn khi thấy tình cảm giữa vợ chồng không còn và việc duy trì hôn nhân là không cần thiết và không có lợi cho gia đình. Việc ly hôn chỉ bị hạn chế trong trường hợp người chồng có yêu cầu ly khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (tham khảo khoản 1, 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
- Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người vợ và con chưa thành niên là nguyên tắc cơ bản trong giải quyết ly hôn nhằm mục đích giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn đối với các chủ thể này
- Công nhận nguyên tắc bình đẳng trong phân chia tài sản chung khi ly hôn (căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh gia đình, tình trạng tài sản, sản xuất và nghề nghiệp của vợ chồng …) (tham khảo khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
- Việc ly hôn không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con của mình mà chỉ thừa nhận sự thay đổi phương thức thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con, ví dụ: Người trực tiếp nuôi dưỡng con thì phải chăm sóc, giáo dục,… con; người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con,…
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến tìm hiểu về tìm hiểu về luật về hôn nhân hiện hành. Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn