Hiện nay, vấn đề nhượng quyền thương mại không còn xa lại với chúng ta nữa. Đây là hình thức kinh doanh đang được nhiều người lựa chọn. Bài viết hôm nay sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại như định nghĩa, đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại,… Mong rằng bài viết dưới đây sẽ hữu ích với các bạn
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại được hiểu là sự thoả thuận giữa các nhượng quyền thương mại và bên nhận nhượng quyền thương mại làm phát sinh quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thương mại được nhượng quyền, cụ thể là bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền thương mại tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo một số điều kiện (tham khảo Điều 284 Luật thương mại 2005)
Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể
- Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm có nhượng quyền thương mại và bên nhận nhượng quyền thương mại.
- Đều phải là thương nhân), có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Theo quy định tại Điều 6 Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
- Chủ thể giao kết hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của các thương nhân đó.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng
Là quyền thương mại. Theo đó:
- Bên nhượng quyền thương mại cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền thương mại tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hình thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định
- Bên nhận nhượng quyền thương mại được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền dưới sự kiểm soát và trợ giúp của bên nhượng quyền.
Thứ ba, về nội dung của hợp đồng
Là các điều khoản do các bên thỏa thuận, các bên sẽ trao đổi với nhau những quyền mà mình được hưởng và những nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Thông thường sẽ gồm những nội dung sau:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền, bên nhận quyền
- Giá cả và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hiệu lực hợp đồng và hướng giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, về hình thức hợp đồng
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như fax, telex… (tham khảo Điều 285 Luật thương mại 2005)
Khi nào thì được nhượng quyền thương mại?
Đề được thực hiện việc nhượng quyền thương mại thì cần đáp ứng yêu cầu sau:
- Hệ thống kinh doanh dùng để nhượng quyền đã phải hoạt động ít nhất 01 năm
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ thương mại
- Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại. Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn