Tác phẩm sân khấu là một trong những loại hình của tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả quy định trong Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019. Vậy quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu được quy định thế nào trong luật? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Biểu diễn tác phẩm sân khấu nhằm tuyên truyền cổ động có phải xin phép hay không?
>> Người phụ trách âm thanh, ánh sáng cho tác phẩm sân khấu được bảo hộ quyền liên quan?
>> Thời điểm định hình có ảnh hưởng đến thời hạn bảo hộ của tác phẩm sân khấu?
Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu được quy định thế nào trong pháp luật?
Quy định tác phẩm sân khấu trong luật
Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Tác phẩm sân khấu được sáng tạo bởi các tác giả quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu tại khoản 1 Điều 21 của Luật sở hữu trí tuệ: Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận.
Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận.
Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu
⇒ Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ:
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: Đặt tên cho tác phẩm;Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
⇒ Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
⇒ Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.
Ngoài ra, trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao tại điểm e Khoản 1 Điều 25 quy định biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư