Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Có phải mọi hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép hay trả thù lao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đều là phạm pháp không? Rất mong Quý công ty sớm trả lời thắc mắc của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhập khẩu bản sao tác phẩm là gì?
Phần mềm máy tính được bảo hộ bao lâu?
Phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” có được xem là tác phẩm phái sinh?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Sao chép tác phẩm thực chất là một trong những quyền tài sản hết sức quan trọng của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019). Theo đó, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng quyền này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn quy định một số trường hợp ngoại lệ tại Điều 25 Luật SHTT đối với việc sao chép tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân
- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu
Để giải thích rõ hơn cho hai trường hợp trên, Nghị định 22/2018/NĐ-CP cũng giải thích rõ:
- Tự sao chép một bản áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.
- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.
Như vậy, nếu bạn tiến hành sao chép tác phẩm trong hai trường hợp Phan Law chia sẻ ở trên thì vẫn hợp pháp; ngược lại bạn rất có thể đang có hành vi xâm phạm quyền tác giả. Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Phan Law Vietnam thông qua các phương thức:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn