Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi được biết không phải tác phẩm nào cũng được bảo hộ quyền tác giả. Vậy mong Phan Law trả lời giúp tôi biết hiểu như thế nào là tác phẩm? Các loại tác phẩm nào không được bảo hộ quyền tác giả?
Xin chân thành cảm ơn!
Ca dao, tục ngữ có được xem là tác phẩm thuộc về công chúng?
Ca sĩ đồng thời là chủ đầu tư có các quyền liên quan nào?
Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ hay không?
Trả lời:
Theo quy định của Công ước Berne, tác phẩm được định nghĩa là sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả là công dân của các quốc gia thành viên của Công ước. Các tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả, là tất cả những sáng tạo trí tuệ trên cơ sở độc lập, không sao chép các tác phẩm tồn tại trước đó và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Pháp luật về quyền tác giả ở nhiều quốc gia có sự phân biệt các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học với nhau.
Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung của nó và kể cả các tác phẩm không chứa nhiều nội dung có ít điểm chung với khoa học, nghệ thuật và văn học như hướng dẫn kỹ thuật đơn thuần, bản vẽ thiết kế máy, chương trình máy tính phục vụ cho tính toán cũng đều được bảo hộ quyền tác giả.
Tuy nhiên, nguyên tắc chung này cũng có một số ngoại lệ, cụ thể những sản phẩm trí tuệ của con người không được thể hiện dưới một hình thức thể hiện cụ thể nào, như là các ý kiến hoặc phương pháp đơn thuần, hoặc các tác phẩm luật và các quyết định hành chính hoặc tin tức hàng ngày nói chung được loại trừ ra khỏi sự bảo hộ quyền tác giả. .
Theo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Việt Nam, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Theo quy định tại Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin: là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo
- Văn bản hành chính, bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Tác phẩm là gì và các loại tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả? Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại những bài viết của Phan Law trên trang https://phan.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các phương thức sau:
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) chỉ sử dụng và đề cập đến thuật ngữ “quyền tác giả” chứ không sử dụng thuật ngữ “bản quyền”. Theo đó, khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) định nghĩa: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Tuy nhiên, trên thực tế thuật ngữ “bản quyền” được sử dụng phổ biến hơn nhiều, và có thể thấy cơ quan chịu trách nhiệm về quyền tác giả có tên là: “Cục Bản quyền tác giả”! Thực chất, hai thuật ngữ này mang giá trị và nội dung tương đương nhau. Sự khác nhau của hai thuật ngữ này có thể xét đến lịch sử hình thành. Hai từ xuất phát từ hai hệ thống pháp luật khác nhau: hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law) và hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law).
Theo đó, dựa trên nền tảng xã hội thực tiễn, hệ thống Civil Law chú trọng những giá trị truyền thống, chú trọng và tập trung bảo hộ quyền của tác giả đối với tác phẩm của hộ sáng tác và sử dụng thuật ngữ “quyền tác giả”. Ngược lại, đối với hệ thống Common Law, chú trọng hơn về giá trị thương mại thực tiễn mà tác phẩm mang lại cho chủ sở hữu và sử dụng thuật ngữ “bản quyền” – Copyright.
Như vậy, dù sử dụng thuật ngữ nào thì nội dung thể hiện vẫn không hề khác nhau. Bạn có thể thoải mái lựa chọn cách sử dụng mà bạn cảm thấy thích hợp với mình nhất. Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam thông qua các phương thức sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn