Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi được biết khi sử dụng tác phẩm nghệ thuật dân gian không cần phải xin phép bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Vậy có phải tác phẩm nghệ thuật dân gian là thuộc về công chúng? Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác phẩm đồi trụy có được bảo hộ quyền tác giả?
Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ được mặc định là thuộc về công chúng?
Tác phẩm khuyết danh có thuộc về công chúng hay không?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
a) Truyện, thơ, câu đố là các loại hình nghệ thuật ngôn từ.
b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
d) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
Tác phẩm nghệ thuật dân gian được lưu truyền bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác và có nhiều dị bản, không thể biết chính xác tác phẩm công bố từ khi nào và cũng không thể bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm. Tác phẩm nghệ thuật dân gian là sáng tạo của tập thể các thành viên của một làng, xã, một cộng đồng, trong đó các thành viên đều có thể sử dụng tác phẩm. Theo đó chủ sở hữu tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian thường khó xác định rõ, họ có thể là cộng đồng tập thể một địa phương, một làng nghề, một nhóm nghệ nhân lưu giữ tư liệu hoặc công chúng. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ không có quy định về chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm nghệ thuật dân gian. Pháp luật chỉ liệt kê các loại hình nghệ thuật dân gian và quy định khi sử dụng tác phẩm nghệ thuật dân gian phải có trích dẫn nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo những giá trị đích thực của tác phẩm.
Như vậy, sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cũng giống như sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng. Pháp luật chỉ bảo vệ các quyền nhân thân, không bảo vệ quyền tài sản. Theo đó, có thể xem tác phẩm nghệ thuật dân gian là tác phẩm thuộc về công chúng, khi sử dụng tác phẩm không phải xin phép, trả tiền thù lao nhưng phải có trích dẫn rõ ràng. Tuy nhiên sử dụng tác phẩm nghệ thuật dân gian ở đây chỉ giới hạn trong các hành vi sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm nghệ thuật dân gian.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi, để được tư vấn về quyền tác giả hay có thắc mắc thêm cần giải đáp, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn