Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Theo tôi thấy tác phẩm phái sinh thực tế là một tác phẩm sáng tạo hoàn toàn độc lập, và được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên một số thông tin tôi tìm hiểu lại thấy khi làm tác phẩm phái sinh phải xin phép và trả tiền, khi nào việc làm tác phẩm phái sinh phải xin phép và trả tiền nhuận bút? Mong nhận được tư vấn của Phan law về vấn đề này nhé.
Xin chân thành cảm ơn.
Mọi tác phẩm không sao chép thì được bảo hộ QTG
Mọi cá nhân đều được được quyền sử dụng tác phẩm hết thời hạn bảo hộ?
Người đang quản lý tác phẩm khuyết danh có những quyền nào đối với tác phẩm đó?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Quyền làm tác phẩm phái sinh là một quyền tài sản quan trọng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT). Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả toàn quyền được sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng quyền làm tác phẩm phái sinh của mình. Khoản 3 Điều này cũng quy định rõ, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng quyền tài sản của chủ sở hữu phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Khoản 7 Điều 28 quy định hành vi Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Điểm i khoản 1 Điều 25 Luật SHTT có nội dung về việc chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.
Như vậy, ngoại trừ trường hợp Phan Law nêu trên, các hình thức làm tác phẩm phái sinh còn lại với bất kỳ mục đích nào bạn cũng cần phải xin phép và trả nhuận bút/thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc. Chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các phương thức sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn