Ngày nay việc ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống. Vậy Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc cơ quan nào? là câu hỏi mọi chủ thể quan tâm và đặt ra rất nhiều. Xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Hồ sơ ly hôn nộp ở đâu để được xử lý chính xác nhất?
>> Luật hôn nhân và gia đình khi ly hôn: Ly hôn có yếu tố nước ngoài
>> Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc cơ quan nào?
Quy định pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài
Khoản 25 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 định nghĩa về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:
“25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”
Theo quy định pháp luật hiện hành quy định tại khoản 14 điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài
Việc ly hôn được quy định chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Ly hôn với người nước ngoài được hiểu theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm những trường hợp như sau:
- Ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.
- Ly hôn giữa người nước ngoài với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam khi họ có yếu cầu.
Trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc giải quyết ly hôn sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thông thường, căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 37 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn với người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà bị đơn cư trú và làm việc. Trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới thì do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết.
Trong trường hợp chủ thể ly hôn đang thường trú tại nước ngoài thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước ngoài nơi thường trú chung của vợ chồng. Ngoài ra theo Khoản 2 Điều 122 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau: “Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam”. Như vậy, nếu như pháp luật nước ngoài nới hai vợ chồng thường trú mà dẫn chiếu tới pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam sẽ được áp dụng khi giải quyết việc ly hôn giữa hai bên.
Ngoài ra, các đương sự còn có thể thỏa thuận Tòa án nơi mà nguyên đơn đang cư trú và làm việc để giải quyết. Trường hợp ly hôn thuận tình thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án của một trong các bên thuận tình ly hôn. Nếu nguyên đơn không biết được nơi làm việc hay cư trú của bị đơn thì căn cứ điểm a, c khoản 1 Điều 40 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015:
“1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a. Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
c. Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;”
Thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thủ tục ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài được giải quyết như sau:
Bước 1: Đương sự nộp hồ sơ tại Toàn án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ, chồng thường trú.
Bước 2: Nếu hồ sơ hợp lệ và đúng thẩm quyền, Tòa án thụ lý đơn và ra thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Đương sự nộp án phí cùng biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án triệu tập các đương sự và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp đương sự ở nước ngoài thì Tòa án sẽ ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án ở nước ngoài để tiến hành việc liên quan đến tố tụng dân sự ở nước ngoài.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư