Quy định về thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn giúp giảm bớt căng thẳng và xung đột giữa hai bên, đồng thời bảo vệ quyền lợi của con cái và đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia tài sản. Nó cũng thể hiện sự tôn trọng quyền tự do cá nhân và nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 ở trên, để được thuận tình ly hôn, vợ chồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Cả vợ và chồng phải tự nguyện đồng ý ly hôn mà không bị ép buộc hay lừa dối để đối phương chấp nhận ly hôn.
- Hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung, quyền nuôi con và các vấn đề liên quan đến chăm sóc và giáo dục con cái.
Thẩm quyền ra quyết định thuận tình ly hôn
Theo Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
…
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
Như vậy, thẩm quyền ra quyết định thuận tình ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên vợ hoặc chồng cư trú (thường trú hoặc tạm trú), làm việc. Đây là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử và ra quyết định về việc ly hôn, bao gồm cả ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.
Trong trường hợp thuận tình ly hôn mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, đối với trường hợp đương sự là công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đó có thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn.
Thủ tục thuận tình ly hôn
Quy trình thuận tình ly hôn bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn ly hôn
- Đơn xin ly hôn thuận tình (vợ chồng cùng ký vào đơn ly hôn và nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền).
- CCCD/CMND/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực) của cả vợ và chồng.
- Giấy đăng ký kết hôn (Bản gốc).
- Giấy khai sinh của các con nếu có con chung (bản sao).
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung của hai vợ chồng.
- Hộp đồng trả nợ nếu có nợ chung.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trên, bạn nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện có thể quyền để được giải quyết.
Đồng thời, bạn cần phải nộp lệ phí ly hôn là 300.000 đồng khi nộp hồ sơ ly hôn tại tòa. Lệ phí ly hôn này do vợ, chồng tự thỏa thuận người đóng hoặc chia đều cho cả hai.
Bước 2: Hòa giải tại Tòa án:
Tòa án sẽ tiến hành buổi hòa giải để xác định xem hai bên có thực sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề liên quan hay chưa.
Bước 3: Quyết định của Tòa án
Nếu hòa giải không thành công, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và các thỏa thuận liên quan.
Quan hệ hôn nhân của vợ chồng sẽ được chấm dứt kể từ ngày quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ ly hôn tại Phan Law Vietnam: Ly hôn cần những gì?
Trên đây là giải đáp pháp lý của Phan Law Vietnam. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư