Do nhu cầu mở rộng và phát triển thị trường, doanh nghiệp cần thành lập văn phòng đại diện trọn gói tại một số địa phương khác nhau. Chính nhu cầu này đã khiến cho nhiều đơn vị dịch vụ thành lập văn phòng đại diện mọc lên ngày càng nhiều. Vậy, thành lập văn phòng đại diện diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cho các bạn cái nhìn khái quát về vấn đề này. Mời các bạn theo dõi bài viết.
Văn phòng đại diện công ty là gì?
Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố tại Việt Nam và/hoặc nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Văn phòng đại diện có những đặc điểm gì?
Văn phòng đại diện có các đặc điểm sau đây:
- Không thực hiện những hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam, chủ yếu thực hiện giao dịch và tiếp thị.
- Không sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết trừ trường hợp đặc biệt có ủy quyền.
- Chỉ ký kết hợp đồng trong các trường hợp: thuê, mua vật dụng cần thiết, thuê trụ sở, tuyển dụng…
- Đối với thuế thu nhập cá nhân thì VPĐD có trách nhiệm trong việc nộp thuế từ phần thu nhập tiền công, tiền lương của nhân viên làm việc tại văn phòng.
- Đối với thuế môn bài: nếu chỉ có chức năng đại diện, tiếp thị mà không có chức năng sản xuất, kinh doanh thì không phải đóng loại thuế này.
- Đối với việc sử dụng hóa đơn: do không có thu nhập từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ nên không cần phát hành, sử dụng hóa đơn.
- Đối với việc khắc con dấu mới cho văn phòng đại diện: tùy vào nhu cầu của công ty, có thể khắc mới hoặc không khắc.
Thành lập văn phòng đại diện trọn gói ra sao?
Đối với dịch vụ thành lập văn phòng đại diện, thông thường các đơn vị dịch vụ sẽ thực hiện các công việc pháp lý sau đây:
Thứ nhất, tư vấn trước khi thành lập văn phòng đại diện:
- Tư vấn thủ tục tiến hành và các giấy tờ cần thiết để thành lập VPĐD.
- Tư vấn về mô hình tổ chức, quản lý của VPĐD.
- Tư vấn về Quyền và Nghĩa vụ của đơn vị mới thành lập.
- Tư vấn về nghĩa vụ Thuế đối với Nhà nước của VPĐD.
- Tư vấn các nội dung khác có liên quan.
- Soạn thảo nội dung hồ sơ thành lập.
Thứ hai, đại diện thực hiện các thủ tục thành lập văn phòng đại diện :
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động VPĐD.
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPĐD tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Tiến hành hồ sơ khắc dấu VPĐD của công ty và Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia
Thứ ba, bàn giao giấy tờ cho khách hàng:
- Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của VPĐD
- Dấu tròn của VPĐD và Giấy xác nhận Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia
Trên đây là các nội dung tư vấn về thành lập văn phòng đại diện trọn gói. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn