Kinh tế phát triển, nhu cầu việc làm và hiện tượng di dân là một trong những yếu tố cơ bản để ngành vận tải liên tục tăng trưởng trong những thập kỷ qua. Với những người muốn bắt đầu kinh doanh với lĩnh vực này, bên cạnh sự chuẩn bị về vốn, phương tiện thì còn phải đảm bảo quy trình về mặt pháp lý. Bài viết dưới đây sẽ khái quát thủ tục thành lập công ty vận tải hành khách.
>> Tìm hiểu thêm về thành lập doanh nghiệp: Tư vấn về thành lập doanh nghiệp năm 2021
Làm hồ sơ đăng ký mở công ty vận tải hành khách
Hồ sơ đăng ký mở công ty vận tải hành khách bao gồm:
– Điều lệ công ty vận tải hành khách;
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập… đối với tổ chức;
– Giấy đề nghị cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp;
– Danh sách và thông tin đầy đủ thành viên hoặc cổ đông của công ty.
Sau khi hoàn tất thủ tục, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty vận tải hành khách lên cho Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Thông thường, từ 3 – 6 ngày thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép.
Thủ tục sau khi thành lập công ty vận tải hành khách
Sau khi thành lập công ty vận tải hành khách thành công thì doanh nghiệp cần hoàn thành những thủ tục sau:
– Công bố thông tin công ty: Sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thì công ty vận tải hành khách cần tiến hành công bố thông tin về việc đăng ký công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia. Thời hạn thực hiện là tối đa 30 ngày. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật;
– Tiến hành phát hành hóa đơn: Doanh nghiệp vận tải hành khách phát hành hóa đơn để sử dụng đúng theo quy định;
– Tiến hành khắc con dấu: Con dấu của công ty cần được khắc sau khi có mã số thuế. Con dấu có thể được thiết kế theo ý của doanh nghiệp, tuy nhiên, phải đảm bảo chứa đầy đủ tên và mã số công ty;
– Tiến hành đăng ký chữ ký số: Để có thể nộp thuế online, trực tuyến thì doanh nghiệp cần thực hiện mua chữ ký số;
– Tiến hành kê khai thuế: Công ty vận tải hành khách cần tiến hành kê khai thuế môn bài và nộp tờ kê khai thuế đúng quy định;
– Thực hiện góp vốn: Sau khi thành lập thì công ty vận tải hành khách cần thực hiện góp vốn vào công ty trong thời hạn 90 ngày để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định;
– Tiến hành đóng thuế: Sau khi công ty vận tải hành khách đi vào hoạt động kinh doanh thì sẽ phải đóng một số loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập của doanh nghiệp và thuế môn bài;
– Đăng ký tài khoản ngân hàng: Công ty vận tải hành khách cần chuẩn bị thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty gồm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu và CMND của chủ công ty hay người đại diện pháp luật.
Xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Trong trường hợp kinh doanh vận tải bằng ô tô, doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ xin giấy phép kinh doanh, gồm:
– Đơn đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô;
– Giấy phép đăng ký doanh nghiệp;
– Chứng chỉ, bằng cấp của người điều hành, quản lý.
– Phương án kinh doanh
– Biên bản đăng ký về chất lượng của dịch vụ vận tải.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Sở giao thông vận tải để được cấp giấy phép.
Trên đây là những thủ tục khi thành lập công ty vận tải hành khách, mà điển hình là vận tải hành khách bằng ô tô. Để được hỗ trợ trong việc thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn