Trong bối cảnh thay đổi của xã hội và quan điểm về tình yêu và hôn nhân, tình huống liên quan đến việc hôn nhân đồng tính đang thu hút sự quan tâm. Hiện nay, một số quốc gia đã điều chỉnh quy định về hôn nhân để phản ánh sự đa dạng và sự thay đổi trong giá trị xã hội. Tuy nhiên, ở một nhiều quốc gia khác thì chưa công nhận việc kết hôn đồng giới. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tình trạng hiện tại của hôn nhân đồng giới và những quy định liên quan tại Việt Nam.
Kết hôn đồng giới là gì?
Kết hôn đồng giới (hoặc còn gọi là kết hôn đồng tính) là việc hai người cùng giới (cùng nam hoặc cùng nữ) hợp pháp kết hôn với nhau theo các quy định và pháp luật của một quốc gia hoặc khu vực nào đó. Trong trường hợp này, cả hai đối tượng trong mối quan hệ kết hôn đều có cùng một giới tính.
Trên thế giới tại thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã điều chỉnh hoặc thay đổi các quy định hôn nhân để bao gồm cả hôn nhân đồng giới. Mặc dù điều này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi và ảnh hưởng đến các giá trị và tôn giáo khác nhau, nhưng sự công nhận và hợp pháp hóa kết hôn đồng giới đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới như Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch, Anh…
Thực trạng kết hôn đồng giới ở Việt Nam
Đến thời hiện theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì kết hôn đồng giới vẫn chưa được hợp pháp hóa ở Việt Nam. Pháp luật chỉ công nhận hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.
So với Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính thì Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có một bước tiến mới đó là “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” tại (khoản 2 Điều 8) nghĩa là nhà nước không cấm việc kết hôn người cùng giới tính nhưng vẫn không công nhận những cuộc hôn nhân này.
Như vậy, hôn nhân đồng tính không còn bị nghiêm cấm. Những người đồng tính có quyền tổ chức lễ kết hôn và chung sống cùng nhau, tuy nhiên, trong phạm vi của pháp luật, mối quan hệ này không được công nhận như một hôn nhân vợ chồng và không thể đăng ký kết hôn chính thức với cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi trong tương lai do sự phát triển của xã hội và sự thay đổi trong quan điểm và quy định pháp luật nhưng cũng rất khó khăn để cho phép kết hôn đồng giới vì không phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam, không phù hợp quy luật sinh học và không đảm bảo đảm chức năng gia đình về duy trì nòi giống nhiều vấn đề khác nữa.
Xem thêm: Xử lý việc kết hôn trái luật thì bị phạt như thế nào?
Điều kiện kết hôn theo quy định của Việt Nam
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, để được chấp nhận và đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được pháp luật thừa nhận, bảo vệ thì cần phải đáp ứng bốn điều kiện sau đây:
Một là, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Hai là, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
Ba là, không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Bốn là, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư