Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản, có nhiều ưu điểm phù hợp với những cá nhân nhỏ lẻ tự đứng ra kinh doanh. Tuy nhiên, bản thân nó cũng tồn tại nhiều nhược điểm mà gây ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình hoạt động của chủ thể kinh doanh. Do đó, để hiểu sâu hơn về loại hình này, cùng Phan Law tìm hiểu về ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân nhé!
Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân
Với chủ đề ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm loại hình Doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp thì DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Nhờ đặc tính chỉ do một cá nhân làm chủ nên có thể thấy một số ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này như:
– Chủ DNTN chủ động, linh hoạt trong các hoạt động trong công ty. Người chủ doanh nghiệp sẽ có toàn quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty và sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về mọi quyết định của mình. Đồng thời sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ công ty phát sinh.;
– Cơ cấu tổ chức đơn giản nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ bên trong công ty không cần phải lập hội đồng thành viên hay hội đồng quản trị, ban giám sát.;
– Thủ tục đăng ký thành lập DNTN đơn giản và nhanh chóng hơn các loại hình khác. Vì tính chất đơn giản do một người đứng ra thành lập doanh nghiệp nên giấy tờ thành lập đơn giản hơn rất nhiều.;
– DNTN dễ dàng chuyển nhượng vốn, chủ DNTN cũng có thể cho thuê lại DNTN do loại hình doanh nghiệp này ít chịu sự ràng buộc của pháp luật đối với các quy định liên quan đến chuyển nhượng, tổ chức họp, biểu quyết,…;
– Chủ sở hữu DNTN đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để chủ doanh nghiệp kê khai và nộp thuế.
Như vậy, DNTN là loại hình phù hợp với những hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, cá nhân khởi nghiệp có ít vốn kinh doanh. DNTN cũng phù hợp với các ngành nghề kinh doanh đơn giản không đòi hỏi phải có nguồn vốn cao và sự quản lý chặt chẽ.
Nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân
Loại hình doanh nghiệp nào cũng sẽ vừa có ưu điểm, vừa có nhược điểm và Doanh nghiệp tư nhân cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tiếp theo nội dung của bài viết ưu nhược điểm doanh nghiệp tư nhân, chúng tôi sẽ trình bày một số nhược điểm loại hình doanh nghiệp này. Xuất phát từ bản chất DNTN là loại hình doanh nghiệp đối nhân, tức là giữa tài sản của chủ sở hữu và doanh nghiệp không có sự tách biệt, điều này sẽ tạo nên một số nhược điểm của loại hình này đó là:
– Không có sự tách biệt giữa tài sản chủ doanh nghiệp và tài sản của công ty. Khi đó, chủ DNTN sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ và khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp;
– DNTN không có tư cách pháp nhân vì không có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp;
– DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Theo đó DNTN sẽ không được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu như công ty cổ phần. Pháp luật còn quy định chủ sở hữu DNTN không được phép góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Trên đây là một số ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân mà chúng tôi muốn gửi đến Quý bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tư nhân, để biết thêm quy trình và thủ tục thành lập hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn