Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết cả đối với doanh nghiệp mới thành lập hay đã hoạt động. Doanh nghiệp luôn phải cập nhật các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp để đảm bảo mình đang kinh doanh hợp pháp. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số trường hợp doanh nghiệp cần tư vấn pháp lý.
Tư vấn pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân khi muốn tham gia hoạt động kinh doanh sản xuất thường lựa chọn thành lập doanh nghiệp. Việc tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp bắt đầu từ việc tư vấn pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp. Trước tiên, các đơn vị tư vấn pháp luật sẽ tư vấn cho bạn về lựa chọn loại hình doanh nghiệp cần thành lập phù hợp với điều kiện của bạn. Cụ thể hơn, sẽ tư vấn tiếp về việc đặt tên doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Tiếp theo, đơn vị tư vấn pháp luật sẽ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp về quy trình, thủ tục xin thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, khi muốn mở doanh nghiệp thì bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Có khá nhiều quy định pháp luật quy định liên quan đến thành lập doanh nghiệp, ngoài Luật Doanh nghiệp còn có luật chuyên ngành quy định, văn bản hướng dẫn thi hành về điều kiện để doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề đó. Do đó, chủ thể thành lập doanh nghiệp rất cần được tư vấn pháp lý liên quan để thực hiện đúng quy trình thành lập doanh nghiệp nhanh, chính xác và hiệu quả.
Tư vấn pháp lý sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn phải thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế. Khi đó, các đơn vị tư vấn pháp lý sẽ tư vấn, thực hiện các thủ tục cho bạn. Thực hiện thủ tục liên quan đến con dấu, tài khoản ngân hàng và thống báo mẫu con dấu, tài khoản ngân hàng tới Phòng đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cũng phải thực hiện nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng hoặc thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có bất kỳ nội dung cần sửa đổi, bổ sung thì sẽ được tư vấn các trình tự, thủ tục liên quan để thực hiện các thay đổi đó. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được tư vấn về các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, tính lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp xảy ra tranh chấp về hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế thì doanh nghiệp sẽ cần được tư vấn pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Đơn vị tư vấn sẽ tham gia đàm phán, hòa giải, đại diện khởi kiện, tranh tụng tại tòa để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh thì sẽ được tư vấn về thủ tục tạm ngừng kinh doanh, giải thể hoặc các thủ tục liên quan đến tổ chức lại doanh nghiệp như hợp nhất, sáp nhập, chia, tách công ty.
Như vậy, doanh nghiệp từ lúc trước thành lập đến khi chấm dứt hoạt động kinh doanh đều cần có tư vấn pháp lý doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể. Điều này để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đồng thời khi có đội ngũ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ giảm bớt được một phần rủi ro có thể xảy ra, nhất là đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp tại Phan Law, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn