Nhượng quyền thương mại là thuật ngữ không còn xa lạ trong những năm gần đây. Được xem như là một chiến lược để các công ty mở rộng kinh doanh, đầu tư, nâng cao được giá trị thương hiệu. Hiện tại có khá nhiều hình thức nhượng quyền thương mại. Bài viết hôm nay sẽ tư vấn cho các bạn về nhượng quyền thương mại độc quyền. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với các bạn.
Nhượng quyền thương mại được hiểu như thế nào?
Nhượng quyền thương mại được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo điều kiện sau đây:
Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và phải được gắn với tên thương mại, bí quyết kinh doanh, nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
Bên nhượng quyền có trợ giúp và quyền kiểm soát cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Thế nào là nhượng quyền thương mại độc quyền?
Nhượng quyền thương mại độc quyền được hiểu là chủ thương hiệu (bên nhượng quyền) sẽ chọn và chỉ định một đối tác (một cá nhân hoặc một tổ chức) địa phương tại quốc gia mà họ muốn xâm nhập làm đối tác mua nhượng quyền thương mại độc quyền kinh doanh và thực hiện phân phối thương hiệu tại một thành phố của quốc gia đó hoặc cả một quốc gia.
Để được nhượng quyền thương mại độc quyền, bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí mua nhượng quyền thương mại mua nhượng quyền thương mại. Bù lại, họ có quyền chủ động tự mở thêm nhiều cửa hàng hay bán nhượng quyền thương mại lại cho bất kỳ ai nằm trong phạm vi khu vực mà mình kiểm soát.
Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại ra sao?
Theo quy định tại Điều 285 Luật thương mại 2005, Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thứ nhất, về hình thức hợp đồng
Phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Thứ hai, về nội dung hợp đồng
Hợp đồng hoạt động nhượng quyền thương mại có nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung của việc cấp quyền thương mại. Ví dụ: Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền;…
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền. Ví dụ: Nhận tiền nhượng quyền; Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;…
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền. Ví dụ: Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;….
- Giá cả nhượng quyền và phương thức thanh toán.
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại và giải quyết tranh chấp khi xảy ra.
Lưu ý: Hợp đồng phải được lập bằng tiếng Việt. Nếu nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng do các bên thỏa thuận.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến tìm hiểu nhượng quyền thương mại độc quyền. Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn