Kính gửi văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Gần đây, do tuổi già sức yếu nên ông nội tôi đã qua đời và có để lại một mảng đất để thờ cúng tổ tiên,… Tôi không rõ pháp luật Việt Nam có quy định có được thừa kế đất hương hỏa hay không? Do đó, tôi muốn gửi câu hỏi đến Phan Law Vietnam để được giải đáp thắc mắc và tư vấn. Rất mong nhận được phản hồi từ Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Quyền đòi nợ có được thừa kế hay không?
>> Có được xây dựng trên phần đất đang có tranh chấp?
>> Cần làm gì khi chuyển tiền nhầm tài khoản?
Đất hương hỏa có được tính là di sản thừa kế?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Thuật ngữ đất hương hỏa được hiểu sao cho đúng?
Thuật ngữ đất hương hỏa được hiểu là phần đất do dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu cùng nhau canh tác, hưởng dụng, các hoa lợi có được sẽ dùng vào việc thờ cúng, chăm sóc phần mộ,… để ghi nhớ công đức của dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Thờ cúng người đã chết là tập tục từ ngàn xưa của người dân Việt Nam và trong các bộ luật cổ của nước ta đều có quy định về hương hỏa. Trong xã hội thời kỳ phong kiến, hương hỏa thường chỉ được giao lại cho con trai thuộc dòng trưởng thực hiện. Tuy nhiên, nếu người đã chết không có con trai để có thể nối dõi tông đường thì người con gái sẽ được giao hương hỏa như quy định tại Điều 391 Bộ luật Hồng Đức “… không có trai trưởng thì dùng gái trưởng, ruộng đất hương hỏa cho lấy một phần 2Ø”.
Có được thừa kế đất hương hỏa hay không?
Sau giải phóng, khái niệm đất hương hỏa được nhắc đến trong Thông tư 81 ngày 24/07/1982 của TAND tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Theo đó, đất hương hỏa không thuộc quyền sở hữu riêng của công dân nên không thể là di sản thừa kế. Do đó, đất hương hỏa thì không thể thừa kế.
Đất hương hỏa được đề cập trong di chúc
Tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đất hương hỏa dùng vào việc thờ cúng như sau:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Như vậy, đất hương hỏa là phần đất được dùng vào việc thờ cúng, chăm sóc phần mộ,… để ghi nhớ công đức của dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ không được thừa kế, không thể tiến hành việc chia thừa kế mà phải thực hiện đúng di chúc là dùng phần đất đó vào việc thờ cúng và được giao cho một người đã được người chết hoặc những người thừa kế chỉ định quản lý.
Trường hợp, toàn bộ di sản của người chết để lại mà không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản trước khi chết thì có thể bán phần đất hương hỏa để thực hiện nghĩa vụ đó.
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về có được thừa kế đất hương hỏa hay không? Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý vị những trải nghiệm tốt, ấn tượng về dịch vụ bởi đội ngũ luật sư tận tâm thực hiện cũng như giàu kinh nghiệm. Phan Law Vietnam sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ pháp lý từ trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ. Quý vị có thể liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư