Quyết định mở công ty để kinh doanh là một quyết định quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp… Sau quyết định quan trọng đó, chính là lúc họ tiến hành các thủ tục pháp lý để mở công ty. Thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay khá đơn giản và thời gian xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cũng không dài nên có rất nhiều công ty được thành lập trong thời gian gần đây.
Cần lưu ý gì khi thành lập công ty?
Các bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây khi thành lập công ty:
Thứ nhất, tên doanh nghiệp
Không đặt tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc, trừ những công ty đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố công ty bị phá sản.
Tên tiếng Việt của công ty bao gồm 2 thành tố theo thứ tự như sau:
- Loại hình doanh nghiệp: Được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”; “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”; “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”; “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”
- Tên riêng: Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Thứ hai, địa chỉ trụ sở
Cần chọn địa điểm trụ sở công ty có giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, nhà để thuận tiện cho việc mua hóa đơn GTGT của công ty trong hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp đó là công ty TNHH, CTCP, CTHD, doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình công ty có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với hình thức kinh doanh của từng loại ngành nghề. Do đó, cần lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp với bạn
Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi mở doanh nghiệp?
Trước khi tới cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục thành lập công ty thì bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp cho họ, cụ thể là:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Danh sách sáng lập viên.
- Điều lệ của công ty (nếu loại hình doanh nghiệp bạn lựa chọn có điều lệ)
- Xác nhận ký quỹ của Ngân hàng (nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định)
- Chứng chỉ hành nghề của một trong các chức danh quản lý (nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề).
- Giấy phép cho phép kinh doanh (nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề cần xin giấy phép con trước khi đăng ký kinh doanh)
Quá trình để thực hiện mở công ty diễn ra như thế nào?
Để nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh thì bạn có thể tới trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Khi Phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ thì sẽ giao giấy biên nhận cho bạn và sau đó họ sẽ tiến hành kiểm tra những giấy tờ bạn nộp đã hợp lệ hay chưa.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc nếu thấy hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và ngược lại, nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ thì sẽ bị từ chối chấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có văn bản nêu rõ lý do từ chối.
Trên đây là các nội dung tư vấn về trình tự thành lập doanh nghiệp hiện nay. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn