Góp vốn là phương thức để các cá nhân hoặc tổ chức có thể tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Việc sở hữu tỉ lệ vốn góp cao đồng nghĩa thành viên góp vốn đó có quyền trong doanh nghiệp càng lớn. Chính vì vậy mà những khía cạnh thuộc về vấn đề này tương đối phức tạp. Hiểu được những khó khăn trở ngại đó mà bài viết dưới đây sẽ tư vấn luật doanh nghiệp mới nhất về công tác góp vốn này để các chủ thể có thể dễ dàng thực hiện mong muốn kinh doanh của mình.
Quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty
Về nguyên tắc được cụ thể tại khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì các tổ chức, cá nhân nếu không thuộc các trường hợp bị cấm góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty thì có thể tiến hành công tác này. Những trường hợp đó bao gồm:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp
Đối với phần trăm tỷ lệ sở hữu thì theo tư vấn luật doanh nghiệp của Phan Law Vietnam thì khi một chủ thể góp vốn vào công ty thì về mặt nguyên tắc, pháp luật hầu như không có định mức giới hạn về tỷ lệ sở hữu. Tuy nhiên trên cơ sở quy định tại Điều 22 Luật đầu tư 2014 thì những nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế về việc sở hữu vốn điều lệ trong những trường hợp sau:
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tài sản góp vốn
Theo Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 thì tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Đối với quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Nội dung tư vấn luật doanh nghiệp về góp vốn trên chỉ là những vấn đề cơ bản nhất. Ngoài ra, để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thì bạn nên liên hệ về với Phan Law Vietnam để được tư vấn chi tiết hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn