Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và mong muốn mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như phạm vi hoạt động thì doanh nghiệp sẽ cần thêm những cơ sở khác ngoài trụ sở chính hiện có. Lúc đó điều mà doanh nghiệp tìm đến chính là các hình thức có thể hỗ trợ mà ở đây chỉ có thể là chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Tuy nhiên trong một số trường hợp những doanh nghiệp có nhu cầu này lại phân vân không biết nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Vì vậy mà bài viết này sẽ góp phần giải đáp được thắc đó cho những chủ doanh nghiệp đang vướng phải tình trạng này.
Chi nhánh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Chi nhánh có phạm vi hoạt động có thể cùng hoặc khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Theo quy định thì có thể thấy chi nhánh có chức năng chính là thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. Chính vì vậy mà chỉ có quyền được đăng ký và sử dụng con dấu cho riêng mình. Nhưng cũng vì lý do này mà chi nhánh phát sinh thêm hoạt động báo cáo thuế tương tự như doanh nghiệp (trừ chi nhánh phụ thuộc không phải lập báo cáo tài chính công ty cuối năm). Khi đó chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh có thể có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng trong trường hợp lựa chọn hạch toán độc lập
Văn phòng đại diện
Khoản 2 Điều 45 Luật này thể hiện văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Cũng giống như chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt văn phòng đại diện tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác không phải tỉnh thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
Điểm đặc trưng chính để phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện là văn phòng chỉ có chức năng đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo ủy quyền và bảo vệ các quyền, lợi ích đó. Đây là văn phòng liên lạc, thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới, văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ. Văn phòng đại diện không được phép thực hiện chức năng kinh doanh.
Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?
Từ quy định của pháp luật có thể hiểu rằng dù cho là chi nhánh hay là văn phòng đại diện đều sẽ được hình thành với những đặc trưng riêng. Do đó, nếu muốn biết nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện thì trước hết cần nắm rõ được đặc điểm của từng loại hình cũng như nhu cầu của mình để xác định.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về việc nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ về thông tin dưới đây để được hỗ trợ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn