Khi xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa lan rộng thì đồng nghĩa với việc ngành nghề về xây dựng cũng được phát triển theo. Việc ngành nghề này phát triển dẫn đến các công ty ra đời để hoạt động và đáp ứng nhu cầu của thị trường trở thành điều tất yếu. Và để những công ty này hoạt động một cách có hiệu quả thì ngoài việc thành lập công ty xây dựng đúng chuẩn, công ty đó còn cần có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chất lượng. Trong đó chức vụ của những người điều hành công ty được xem như là chức vụ then chốt và có tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp đó. Vì vậy muốn trở thành người điều hành của công ty trong lĩnh vực này thì các chủ thể cần đáp ứng các điều kiện tối thiểu.
>>> Tìm hiểu thêm về thủ tục thành lập công ty: Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Điều kiện chủ thể có quyền thành lập công ty
Tổ chức, cá nhân vốn dĩ có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc công ty bất kỳ. Tuy nhiên không phải tổ chức, cá nhân nào cũng được công nhận quyền này. Đối với lĩnh vực xây dựng cũng thế, muốn thành lập công ty xây dựng thì chủ thể đó trước tiên phải có quyền thành lập đồng nghĩa với việc không thuộc các trường hợp cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014. Những chủ thể bị cấm thành lập bao gồm:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập
doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác
– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Điều kiện về bằng cấp chuyên môn
Theo quy định tại Điều 155 Luật xây dựng 2014 thì các tổ chức thành lập trong lĩnh vực tư vấn giám sát, thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng cần đáp ứng các điều kiện về:
– Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
– Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.
Trong đó điều kiện về chứng chỉ hành nghề hay chứng chỉ năng lực có thể được xem là loại bằng cấp mang tính chuyên môn mà chủ thể cần phải đáp ứng. Để được cấp loại bằng cấp này thì cần đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điều 49, điều 50, điều 66 Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm:
– Điều kiện đối với năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng sẽ được chia theo từng hạng của công trình xây dựng như sau:
+ Hạng I: Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, chủ trì kiểm định xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng
+ Hạng II: Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, chủ trì kiểm định xây dựng hạng IIphù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng
+ Hạng III: Có ít nhất 5 (năm) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hạng III phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng.
– Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
+ Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại
+ Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại
+ Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
– Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:
+ Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng I; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ
+ Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ
+ Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.
Từ phân tích trên có thể thấy để thành lập công ty xây dựng thì các chủ thể cần đáp ứng điều kiện về bằng cấp và năng lực chuyên môn. Ngoài ra sẽ còn cần đáp ứng một số tiêu chí đặc thù khác. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể trực tiếp liên hệ với Phan Law Vietnam để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn