Đăng ký nhãn hiệu thời trang là thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng để khẳng định vị thế thương hiệu thời trang của riêng mình. Với xu hướng hội nhập, tại Việt Nam không hiếm các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng quốc tế, đồng thời những nhãn hiệu thời trang trong nước cũng ngày một phát triển mạnh mẽ và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang sẽ giúp bạn xây dựng được lá chắn pháp lý nền tảng cho sự phát triển lâu dài của thương hiệu mình.
Xem thêm:
>> Đăng ký bảo hộ logo – Cần làm ngay để phát triển thương hiệu!
>> Các bước đăng ký thương hiệu độc quyền tại Việt Nam
>> Đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng có khó hay không?
Một số nhãn hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới
Đăng ký nhãn hiệu thời trang là gì?
Đăng ký nhãn hiệu thời trang là thủ tục pháp lý về sở hữu trí tuệ nhằm giúp chủ sở hữu nhãn hiệu được pháp luật công nhận, bảo hộ đối với đối tượng nhãn hiệu mà mình đang sở hữu.
Nhãn hiệu theo định nghĩa tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành là: “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Mỗi thương hiệu thời trang đều mang những giá trị cốt lõi mà phía sản xuất muốn mang đến cho người tiêu dùng. Không chỉ đơn giản dừng lại ở cái tên hay hình ảnh minh họa, thương hiệu thời trang là tổng hợp của tất cả dấu hiệu nhận biết (như thiết kế, hình tượng, thuật ngữ, câu chuyện thương hiệu…) để phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Không chỉ vậy thương hiệu thời trang còn cần đáp ứng về mặt luật pháp, nghĩa là cần có chủ quản và đã được pháp luật công nhận, bảo hộ cho thương hiệu.
Tại sao cần phải đăng ký nhãn hiệu thời trang?
Trong thị trường sáng tạo và luôn chuyển biến như thời trang, mỗi thương hiệu cần không ngừng đổi mới, không ngừng phát triển để có thể khẳng định được vị thế của mình, ghi dấu trong lòng người tiêu dùng. Việc đăng ký nhãn hiệu thời trang sẽ giúp bạn:
Thứ nhất, được pháp luật công nhận và bảo hộ độc quyền nhãn hiệu
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thời trang thành công đồng nghĩa với việc pháp luật ghi nhận và bảo hộ thương hiệu của bạn khi hoạt động kinh doanh tại thị trường. Thông qua đó, bạn có thể dùng những biện pháp tự bảo hộ mà pháp luật cho phép; hoặc thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp hợp pháp của mình.
Thứ hai, phòng tránh các hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Cạnh tranh giữa các thương hiệu thời trang diễn ra rất khốc liệt. Để tránh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hướng vào nhãn hiệu thương hiệu thời trang của bạn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là lá chắn pháp lý vững chắc nhất.
Đăng ký nhãn hiệu thời trang – Xây dựng lá chắn pháp lý bền vững cho thương hiệu.
Thứ ba, độc quyền khai thác giá trị của nhãn hiệu thương hiệu
Nhãn hiệu là loại tài sản sở hữu trí tuệ hết sức đặc biệt. Không chỉ dừng lại ở giá trị tinh thần, nhãn hiệu mang lại giá trị thương mại cực kỳ to lớn cho người sở hữu. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện kinh doanh thông qua nhãn hiệu, nhượng quyền nhãn hiệu,…để phát triển và mở rộng kinh doanh.
Thứ tư, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp của thương hiệu
Các nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ đều được công bố rộng rãi, công khai tại cổng thông tin quốc gia. Điều này giúp thương hiệu của bạn tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng, đối tác. Ngoài ra, đây là một hoạt động vô cùng thiết thực khẳng định giá trị thương hiệu, tạo dựng niềm tin cho khách hàng, đối tác; xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang?
Không giống với thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tập trung bảo hộ hình thức thể hiện; bảo hộ nhãn hiệu thời trang là việc bảo hộ các nội dung được thể hiện trong nhãn hiệu đó. Vì vậy, quá trình đăng ký nhãn hiệu thời trang kéo dài và phải trải qua nhiều khâu kiểm duyệt gắt gao. Để thực hiện thủ tục này hiệu quả nhất, bạn cần chuẩn bị trước:
Kiểm tra sơ bộ khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu thời trang
Cơ bản nhất, nhãn hiệu thời trang của bạn bắt buộc phải đáp ứng điều kiện chung được quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Ngoài ra, để tránh trường hợp bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ khác, bạn phải thực hiện tra cứu nhãn hiệu theo một trong ba cách sau:
- Tra cứu trực tuyến tại Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ tại website:
http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php - Sử dụng dịch vụ tra cứu tính phí trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Tra cứu nhãn hiệu cùng với đại diện sở hữu công nghiệp Phan Law Vietnam.
Phân nhóm dịch vụ, hàng hóa sử dụng nhãn hiệu
Mỗi nhãn hiệu chỉ được bảo hộ ở nhóm dịch vụ, hàng hóa cụ thể mà pháp luật đã quy định. Theo bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ – Ni Xơ 11 có 45 nhóm sản phẩm dịch vụ; thông thường với nhãn hiệu thời trang sẽ được xếp vào nhóm:
- Nhóm 25: Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu.
- Nhóm 35: Quảng cáo, kinh doanh quần áo
Tuy nhiên, cần xem xét kỹ về hoạt động ngành nghề kinh doanh cũng như mục tiêu phát triển thương hiệu để lựa chọn nhóm ngành nghề hiệu quả nhất cho mình.
Từng bước chuẩn bị và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu thời trang.
Hướng dẫn cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thời trang năm 2021
Sau khi tiến hành các bước chuẩn bị tối ưu, bạn có thể bắt tay vào thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang của mình theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN);
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo. Các mẫu nhãn hiệu cần đồng nhất và giống hệt với mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai; Kích thước tiêu chuẩn của mẫu nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm;
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
- Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thời trang bằng nhiều cách khác nhau.
- Nộp hồ sơ giấy
Cục Sở hữu trí tuệ và hai văn phòng đại diện của Cục là nơi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu trên toàn quốc. Bạn có thể trực tiếp đến nộp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện tới các địa chỉ dưới đây:
- Cục Sở hữu trí tuệ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội;
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ miền Nam: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh;
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ Miền Trung – Tây Nguyên: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công
Để sử dụng hình thức này, bạn cần phải có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
- Nộp hồ sơ thông qua đại diện sở hữu công nghiệp
Bạn có thể lựa chọn đồng hành với đại diện sở hữu công nghiệp chuyên nghiệp, uy tín như Phan Law Vietnam để thực hiện toàn bộ thủ tục bảo hộ nhãn hiệu thời trang, cũng như nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thời trang độc quyền.
Bước 3: Theo dõi trình tự xử lý hồ sơ từ Cục Sở hữu trí tuệ
Như đã chia sẻ, quá trình thẩm định, xét duyệt bảo hộ nhãn hiệu khá phức tạp và kéo dài. Đồng thời, người nộp đơn cần bỏ thời gian theo sát tiến trình này để kịp thời phản hồi khi Cục có yêu cầu. Trình tự xét duyệt đơn đăng ký nhãn hiệu trải qua 03 bước chính:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký: Kéo dài 01 tháng;
- Công bố đơn hợp lệ: 02 tháng;
- Thẩm định nội dung nhãn hiệu: tối đa 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu thời trang là bao nhiêu?
Pháp luật có quy định cụ thể về biểu phí và lệ phí sở hữu công nghiệp nói chung, bao gồm cả chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, theo đó các mức phí cơ bản cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thời trang bao gồm:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung đơn: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ;
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra, sẽ có một số loại chi phí khác tùy thuộc vào tình trạng hồ sơ của bạn.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC
Tại sao cần đại diện sở hữu trí tuệ hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu?
Nếu bạn không nắm rõ quy trình thủ tục đăng ký chắc chắc thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gây kéo dài, tốn kém mà không đạt kết quả. Vì tính chất đặc biệt của loại tài sản trí tuệ này, bạn nên đồng hành cùng Phan Law Vietnam. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn:
- Kiểm tra, thẩm định sơ bộ nhãn hiệu để đưa ra các định hướng điều chỉnh nhằm giúp nhãn hiệu thời trang của bạn được pháp luật đồng ý bảo hộ 100%;
- Chuẩn bị hồ sơ pháp lý chuẩn xác, nhanh chóng;
- Thay mặt bạn tiến hành các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luôn theo sát để kịp thời đưa ra điều chỉnh, phản hồi nếu Cục Sở hữu trí tuệ có yêu cầu;
- Đảm bảo pháp lý nhãn hiệu trong quá trình đăng ký;
- Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, đảm bảo minh bạch rõ ràng về chi phí và trình tự tiến hành thủ tục;
- Giao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thời trang tận tay. Đồng thời hướng dẫn khai thác giá trị thương mại nhãn hiệu, các cách để tự bảo hộ thương hiệu.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực đại diện sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp; Phan Law Vietnam đã đồng hành và hỗ trợ hàng nghìn cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bảo vệ tuyệt đối tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Tiêu biểu với các khách hàng như: Viettel, Tiki, BHD CinePlex, Galaxy Cinema, MTP Entertaiment, Wepro, THP Group… Đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm và các chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp của Phan Law Vietnam luôn sẵn sàng hỗ trợ hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu thời trang hiệu quả nói riêng, cũng như bảo hộ tuyệt đối mọi tài sản sở hữu trí tuệ khác của bạn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư