Tình trạng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ dẫn tới phá sản xảy ra phổ biến và không cần xa lạ gì với chúng ta nữa. Để bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ nợ, Luật Phá sản 2014 được ban hành và đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa những quy định này. Vậy, vì sao doanh nghiệp phải đăng ký thủ tục phá sản? Những giao dịch nào không có giá trị khi doanh nghiệp bị phá sản? Và tại sao phá sản được coi là thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt?
Vì sao doanh nghiệp phải đăng ký thủ tục phá sản?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Nguyên nhân có thể là do làm ăn thua lỗ hoặc bị ứ đọng vốn lưu thông dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nợ lương người lao động, hoạt động kinh doanh bị trì trệ, thậm chí ngừng hoạt động về mặt thực tế….
Theo quy định của Luật phá sản, khi lâm vào tình trạng này, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp phải tiến hành mở thủ tục phá sản. Mục đích là để bảo vệ và giải quyết quyền lợi cho các chủ thể bị ảnh hưởng.
Những giao dịch nào không có giá trị khi doanh nghiệp bị phá sản?
Theo Điều 59 Luật phá sản 2014, để bảo toàn tài sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, những giao dịch sau đây bị coi là vô hiệu.
- Giao dịch được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản
- Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp
- Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn
- Tặng cho tài sản
- Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp
Giao dịch của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán quy định nêu trên được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu….
Tại sao phá sản được coi là thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt?
Thủ tục phá sản được xem là thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt vì những lý do sau:
Một là, việc đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian, đó là tòa án.
Hai là, việc đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản là thủ tục đòi nợ mang tính tập thể.
Nếu như thủ tục đòi nợ dân sự chỉ mang tính đơn lẻ giữa chủ nợ và con nợ, thì thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản diễn ra đồng thời giữa các chủ nợ và con nợ.
Thứ ba, việc thanh toán nợ dựa trên cơ sở tài sản còn lại của doanh nghiệp (trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân).
Bốn là, việc thanh toán nợ chỉ được diễn ra vào thời điểm tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
Trên đây là các nội dung tư vấn về vì sao doanh nghiệp phải đăng ký thủ tục phá sản? Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn