Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi hiện đang làm giáo viên tại một trường tiểu học ở và đã là viên chức. Tôi muốn hỏi tôi có được thành lập doanh nghiệp không? Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Tổ chức đại diện quyền tác giả bao gồm các tổ chức nào?
Công ước Berne là gì?
Tác phẩm đã đăng ký quyền tác giả ở vn đương nhiên được bảo hộ ở các quốc gia là thành viên công ước Berne?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích các tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh để làm giàu cho đất nước. Theo đó, Luật Doanh nghiệp quy định tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng được quyền thành lập doanh nghiệp mà có những đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Những đối tượng đó được Luật Doanh nghiệp liệt kê cụ thể tại khoản 2 Điều 18 bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Theo đó, viên chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Bởi lẽ viên chức là những người hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập, họ có nhiệm vụ và quyền hạn trong công việc được giao. Nếu để họ ra kinh doanh bên ngoài sẽ không đảm bảo được việc hoàn thành những công việc được giao tại đơn vị mình đang công tác.
Mặc dù không được quản lý và thành lập doanh nghiệp, viên chức vẫn được quyền góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:
- Đối với công ty cổ phần viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp;
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó;
- Còn đối với công ty hợp danh thì viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn