Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi được biết hiện nay có rất nhiều công ước về Sở hữu trí tuệ. Vậy tôi muốn hỏi cụ thể công ước Berne là gì? Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi
Xin chân thành cảm ơn!
Công ước Berne là gì? Việt Nam có là thành viên của công ước này hay không?
Các nguyên tắc của công ước Berne?
Cơ quan thanh tra có thẩm quyền xử lý vi phạm bản quyền trong trường hợp nào?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Công ước Berne là công ước quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật được ký kết ngày 9-9-1886 tại Berne – Thủ đô Thụy Sĩ. Đây là công ước lâu đời nhất về bảo hộ quyền tác giả và đến nay công ước vẫn được các nước sử dụng. Công ước đã có 8 lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1896, 1908,1914, 1928, 1948, 1967 ,1971, 1979. Công ước hiện hành là Công ước được sửa đổi ngày 24-7-1971 tại Paris và bổ sung vào ngày 2-10-1979. Công ước gồm 38 điều chỉnh, 9 điều bổ sung và phụ lục gồm 6 điều.
Các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật được bảo hộ quy định tại Điều 2 Công ước bao gồm:
- Tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, được biểu hiện bất kỳ dưới hình thức nào hoặc theo phương thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác phẩm thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.
- Ngoài ra, các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm gốc đều được bảo hộ như tác phẩm gốc miễn là không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.
- Các tuyển tập tác phẩm văn học nghệ thuật, các bộ bách khoa từ điển và các hợp tuyển mà do việc chọn lọc hay kết cấu các tư liệu tạo thành một sáng tạo trí tuệ cũng được bảo hộ như một tác phẩm miễn là không làm phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp tuyển này.
- Công ước này không bảo hộ các tin tức thời sự hay vụ việc vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí. Điều này trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng có quy định tương tự tại Điều 15 về đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả.
Công ước Berne bao gồm ba nguyên tắc cơ bản.
- Đổi xử bình đẳng: tác phẩm có nguồn gốc từ các nước thành viên đều được bảo hộ như nhau.
- Bảo hộ đương nhiên: khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định thì quyền tác giả cũng lập tức phát sinh mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào. Trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng quy định quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật SHTT).
- Bảo hộ độc lập: việc thực thi và hưởng các quyền theo Công ước là độc lập với những quyền đang được hưởng tại nước xuất xứ tác phẩm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ tư vấn đăng ký quyền tác giả hay có thắc mắc thêm cần giải đáp, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn