Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Dạo gần đây, tôi thấy rằng trên mạng đang lan truyền rất nhiều phiên bản bài viết lời bài hát “Độ ta không độ nàng”. Được biết rằng, những người làm các phiên bản này không hỏi ý kiến tác giả và không có sự đồng ý của tác giả khi thực hiện, như vậy thì hành vi này có được xem là xâm phạm quyền tác giả hay không?
Xin chân thành cảm ơn!
Việc bảo hộ tác phẩm phái sinh có phụ thuộc vào tác phẩm gốc hay không?
Việc bảo hộ tác phẩm phóng tác được thực hiện như thế nào?
Tranh vẽ chì có được bảo hộ?
Trả lời:
Phan Law cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Bài hát “Độ ta không độ nàng” là một tác phẩm âm nhạc được viết bởi tác giả người Trung Quốc và được công bố tại Trung Quốc. Do đó, ta xác định có xuất hiện yếu tố nước ngoài trong vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trước khi xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam thì điều đầu tiên cần phải làm rõ đó là tác phẩm này có được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam hay không.
Trung Quốc và Việt Nam đều là các nước thành viên của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Công ước Berne, thì một tác phẩm được bảo hộ bởi công ước này thì nó hiển nhiên sẽ được bảo hộ ở các quốc gia là thành viên của công ước (trừ trường hợp tác phẩm đó không được bảo hộ theo pháp luật của quốc gia thành viên). Đồng thời, tác giả của tác phẩm đó được hưởng các quyền do luật của các nước thành viên dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước Berne đặc biệt quy định. Do đó, tác phẩm “Độ ta không độ nàng” sẽ được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam (xem thêm tại khoản 2 Điều 13 Luật SHTT).
Khi một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đồng nghĩa với việc chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác và sử dụng các quyền tài sản của tác phẩm. Các tổ chức, cá nhân khác khi muốn khai thác, sử dụng các quyền tài sản thì phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả (trừ một số trường hợp đặc biệt mà luật có quy định khác). Việc viết lại lời cho bài hát “Độ ta không độ nàng” của các cá nhân Việt Nam hiện nay (được xác định là hành vi làm tác phẩm phái sinh dưới dạng dịch) là hành vi khai thác, sử dụng quyền tài sản của chủ thể quyền tác giả được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật SHTT. Do không rơi vào các trường hợp đặc biệt mà luật có quy định khác, đồng thời khi thực hiện hành vi làm tác phẩm phái sinh này không có sự xin phép tác giả nên căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 28 Luật SHTT thì hành vi này được xác định là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Trên đây là toàn bộ nội dung mà Phan Law tư vấn cho bạn về vấn đề mà bạn quan tâm. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn. Để liên hệ với chúng tôi, bạn có thể truy cập vào website https://phan.vn hoặc liên hệ theo địa chỉ:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn